Đề thi vào 10 môn Văn Đồng Nai năm 2022

Thực ra, hoàn cảnh là một bức tranh không màu, nó đen tối hay tươi sáng là do chỉnh bạn lựa chọn màu vẽ. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, chúng ta luôn có nhiều hơn một sự lựa chọn!

Đề bài

I. ĐỌC HIỂU (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

[1] Thực ra, hoàn cảnh là một bức tranh không màu, nó đen tối hay tươi sáng là do chỉnh bạn lựa chọn màu vẽ. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, chúng ta luôn có nhiều hơn một sự lựa chọn!

[2] Cuộc sống có thể cho bạn muối mặn, nhưng lựa chọn bỏ ngay vào miệng để nhận lấy sự đẳng chát hay bỏ vào chén canh nhạt để có món canh thơm ngon là do bạn. Con người có thể cho bạn sự trọng vọng hay khinh rẻ, bạn có thể lựa chọn đón nhận hay phớt lờ. Số phận ban cho cỏ dại sự chà đạp, xa lánh của con người, tuy nhiên, số phận cũng để cho cỏ dại lựa chọn nở hoa hay héo úa. Và bạn đã biết, cỏ dại lựa chọn điều gì. Rõ ràng, bạn luôn có quyền lựa chọn thải độ sống cho mình, chỉ là đôi khi, bạn lười biếng lựa chọn và để cho số phận kéo đi.

(Đến cỏ dại còn đàng hoàng mà sống…, Phạm Sỹ Thanh, NXB Thế giới, 2019, tr.46-47)

Câu 1 (0.5 điểm) Chỉ ra một phép liên kết hình thức trong đoạn 1.

Câu 2 (0.5 điểm) Theo tác giả, trong bất cứ hoàn cảnh nào, chúng ta có bao nhiêu quyền lựa chọn?

Câu 3 (1.0 điểm) Xác định và nêu tác dụng của một phép tu từ được sử dụng trong câu: Cuộc sống có thể cho bạn muối mặn, nhưng lựa chọn bỏ ngay vào miệng để nhận lấy sự đắng chát hay bỏ vào chén canh nhạt để có món canh thơm ngon là do bạn.

Câu 4 (1.0 điểm) Em có đồng ý với quan điểm: hoàn cảnh là một bức tranh không màu, nó đen tối hay tươi sáng là do chính bạn lựa chọn màu vẽ? Vì sao?

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1. Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, hãy viết đoạn văn (khoảng 150chữ) bản về ý nghĩa của việc lựa chọn thái độ sống tích cực đối với mỗi người.

Câu 2. Học sinh được lựa chọn một trong hai câu a hoặc b để làm bài.

a. Phân tích đoạn trích sau để làm rõ thái độ sống mà nhân vật anh thanh niên đã lựa chọn:

Anh hạ giọng, nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều:

– Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Và, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chỉ dưới kia. Công việc của châu gian khổ thể đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất. Còn người thì ai mà chả “thèm” hở bác? Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? Đẩy, cháu tự nói với cháu thể đấy. Bác lái xe đi, về Lai Châu cử đến đây dừng lại một lát. Không vào giờ “ốp” là cháu chạy xuống chơi, lâu thành lệ. Châu bỗng dưng tự hỏi: Cái nhớ xe, nhớ người ấy thật ra là cái gì vậy? Nếu là nỗi nhớ phồn hoa đỗ hội thì xoàng. Châu ở liền trong trạm hàng tháng. Bắc lái xe bao lần dừng, bóp còi toe toe, mặc, cháu gan lì nhất định không xuống. thể là một hôm, bác lái phải thân hành lên trạm cháu. Cháu nói: “Đấy, bác cũng chẳng

“Thèm” người là gì?” Anh xoay sang người con gái đang một mắt đọc cuốn sách, một mắt lắng nghe, chân có

đang đưa khi khi, nói:

– Và cô cũng thấy đấy, lúc nào tôi cũng có người trò chuyện. Nghĩa là có sách ấy mà. Mỗi người viết một vẻ.

(Trích Lặng lẽ Sa Pa, Nguyễn Thành Long, Ngữ văn 9, Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, tr.185)

b. Cảm nhận lẽ sống mà Thanh Hải đã lựa chọn qua đoạn thơ sau:

Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hoà ca

Một nổi trầm xao xuyến.

Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc.

(Trích Mùa xuân nho nhỏ, Thanh Hải, Ngữ văn 9, Tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, tr.56)

Lời giải chi tiết

I. ĐỌC HIỂU:

Câu 1:

Chỉ ra một phép liên kết hình thức trong đoạn 1.

Phương pháp: Căn cứ bài Các phép liên kết câu.

Cách giải:

Phép liên kết: phép lặp: hoàn cảnh, lựa chọn.

Câu 2:

Theo tác giả, trong bất cứ hoàn cảnh nào, chúng ta có bao nhiêu quyền lựa chọn?

Phương pháp: Căn cứ bài đọc hiểu, tìm ý.

Cách giải:

Trong bất cứ hoàn cảnh nào chúng ta luôn có nhiều hơn một sự lựa chọn.

Câu 3:

Xác định và nêu tác dụng của một phép tu từ được sử dụng trong câu: Cuộc sống có thể cho bạn muối mặn, nhưng lựa chọn bỏ ngay vào miệng để nhận lấy sự đắng chát hay bỏ vào chén canh nhạt để có món canh thơm ngon là do bạn.

Phương pháp: Căn cứ bài ẩn dụ, phân tích.

Cách giải:

Biện pháp tu từ: ẩn dụ (muối mặn)

Tác dụng: Giúp cho câu văn diễn đạt hình ảnh, có chiều sâu hơn. Đồng thời hình ảnh ẩn dụ cũng nhấn mạnh đứng trước khó khăn cách lựa chọn của mỗi người sẽ quyết định đến kết quả mà bản thân nhận được.

Câu 4:

Em có đồng ý với quan điểm: hoàn cảnh là một bức tranh không màu, nó đen tối hay tươi sáng là do chính bạn lựa chọn màu vẽ? Vì sao?

Phương pháp: Phân tích, lí giải.

Cách giải:

– Đồng ý với quan điểm của tác giả.

– Vì: Cuộc đời mỗi người chính là một tờ giấy trắng, chúng ta là nhà họa sĩ tạo nên bức tranh ấy. Nếu chúng ta lựa chọn một bức tranh với gam màu tươi sáng, lạc quan thì cuộc đời của bạn cũng như vậy. Ngược lại nếu chúng ta luôn bi quan, chán nản thì cuộc đời của ta cũng tràn ngập u tối, chán chường.

II. PHẦN II

Câu 1:

Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, hãy viết đoạn văn (khoảng 150chữ) bản về ý nghĩa của việc lựa chọn thái độ sống tích cực đối với mỗi người.

Phương pháp: Phân tích, giải thích, tổng hợp.

Cách giải:

* Yêu cầu hình thức: Viết đúng một đoạn văn khoảng 150 chữ

* Yêu cầu về nội dung:

– Xác định đúng yêu cầu nghị luận: Ý nghĩa của việc lựa chọn thái độ sống tích cực đối với mỗi người

– Giải thích: Thái độ sống tích cực là việc con người luôn suy nghĩ, hành đồng hướng đến những điều tốt đẹp, có năng lượng tốt trong cuộc sống.

– Ý nghĩa của việc lựa chọn thái độ sống tích cực:

+ Lựa chọn thái độ sống tích cực tạo ra cơ hội thành công trong cuộc sống cao hơn.

+ Lựa chọn thái độ sống tích cực đem lại cho cuộc sống con người những niềm vui, hạnh phúc.

+ Thái độ sống của cá nhân góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội.

+ Lựa chọn thái độ sống tích cực giúp con người dễ dàng vượt qua những khó khăn thử thách của cuộc đời.

+ Lựa chọn thái độ sống tích cực tạo ra năng lượng tích cực, lan tỏa năng lượng ấy tới mọi người xung quanh tạo ra cuộc sống có ý nghĩa.

– Mở rộng, liên hệ.

+ Phê phán những người có lối sống tiêu cực.

+ Cần cố gắng học hỏi, bồi dưỡng năng lượng tích cực trong tâm hồn.

Câu 2:

Học sinh được lựa chọn một trong hai câu a hoặc b để làm bài.

a. Phân tích đoạn trích sau để làm rõ thái độ sống mà nhân vật anh thanh niên đã lựa chọn:

b. Cảm nhận lẽ sống mà Thanh Hải đã lựa chọn qua đoạn thơ sau:

Phương pháp: Phân tích, tổng hợp.

Cách giải:

1. Mở bài:

– Giới thiệu chung về tác giả Thanh Hải và tác phẩm Mùa xuân nho nhỏ.

– Giới thiệu 3 khổ thơ cần phân tích.

2. Thân bài: Khát vọng, lí tưởng sống cao đẹp của nhà thơ

– Mùa xuân đất nước đã khơi dậy trong lòng nhà thơ những khát vọng sống cao quý:

“Ta làm con chim hót

Ta làm một nhành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến”

+ Điệp từ “ta làm”, lặp cấu trúc, liệt kê -> giúp tác giả bày tỏ ước nguyện được hiến dâng cuộc đời mình cho quê hương, xứ sở.

+ Các hình ảnh “con chim hót” “một cành hoa” “nốt nhạc trầm”: giản dị, tự nhiên mà đẹp, thể hiện ước nguyện khiêm nhường mà đáng quý.

+ Có sự ứng đối với các hình ảnh ở đầu bài thơ -> lí tưởng cống hiến cho đời là một lẽ tự nhiên, tất yếu; gợi liên tưởng đến mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng, giữa con người – đất nước.

Tấm lòng thiết tha được hòa nhập, được cống hiến cho cuộc đời, cho đất nước.

Khát vọng sống đẹp được nâng lên thành lí tưởng sống cao cả”

“Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc”

+ “Mùa xuân nho nhỏ”: ẩn dụ cho những gì đẹp nhất, tinh túy nhất của cuộc đời con người để góp phần làm nên mùa xuân của đất nước. Là cách nói khiêm nhường, giản dị, gợi một tâm hồn đẹp, một lối sống đẹp, một nhân cách đẹp “lặng lẽ dâng cho đời”.

+ Điệp từ “dù là” + hình ảnh tương phản “tuổi hai mươi” – “khi tóc bạc” khẳng định sự tồn tại bền vững của những khát vọng và lí tưởng sống ấy. Cả cuộc đời mình ông vẫn muốn chắt chiu những gì tốt đẹp nhất để hiến dâng cho đời.

=> Khổ thơ là lời tổng kết của nhà thơ về cuộc đời mình. Cho đến tận cuối đời ông vẫn khát khao cống hiến cho đất nước.

* Nhận xét về lối sống của tác giả: Tác giả có lối sống đẹp, luôn tận hiến cho đất nước, cuộc sống.

3. Kết bài:

– Nội dung: Bày tỏ lẽ sống đẹp đẽ, cao cả, đó là sẵn sàng dâng hiến cuộc đời mình cho đất nước, quê hương.

– Nghệ thuật:

+ Thể thơ 5 chữ, giàu nhịp điệu.

+ Ngôn ngữ, hình ảnh giản dị, trong sáng.

+ Cảm xúc chân thành, tha thiết.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Hy vọng bài viết trên sẽ hữu ích và tác động tích cực tới kết quả học tập của bạn. Mời bạn tham khảo thêm các tài liệu học tốt khác tại đây 

Chia sẻ bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chuyển hướng trang web