Đề thi vào 10 môn Văn Nghệ An năm 2022

Đọc đoạn trích:

Đề bài

Câu 1. (3 điểm) Đọc đoạn trích:

Đó là mùa của những tiếng chim reo

Trời xanh biếc, nắng tràn trên khắp ngả

Đất thành cây, một trào lên vị quả

Bước chân người bỗng mở những đường đi

 

Đó là mùa của những buổi chiều

Cánh điều giấy nghiêng vòm trời cao vút

Tiếng dế thúc suốt đêm dài oi bức

Tiếng cuốc dồn thúc giục nắng đang trưa

 

(…)

Mùa hạ của tôi, mùa hạ đã đi chưa

Ôi tuổi trẻ bao khát khao còn, hết?

Mà mặt đất màu xanh là vẫn biển

Quả ngọt ngào thắm thiết vẫn màu hoa.

(Trích Mùa hạ, Xuân Quỳnh, Thơ Xuân Quỳnh, NXB Kim Đồng, 2020, tr. 122-123)

Thực hiện các yêu cầu sau:

a. Tìm từ chỉ màu sắc được sử dụng trong khổ thơ thứ nhất.

b. Những âm thanh nào của thiên nhiên được miêu tả trong đoạn trích?

c. Nêu tác dụng của câu hỏi tu từ: Mùa hạ của tôi, mùa hạ đã đi chưa Ôi tuổi trẻ bao khát khao còn, hết?.

d. Đoạn trích gọi cho em cảm nghĩ gì về những mùa hạ đã đi qua tuổi thơ của mình?

Câu 2. Nghị luận xã hội (3,0 điểm) Khát khao tuổi trẻ luôn giục giã con người cháy hết mình với những đam mê…

Hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ về sự cần thiết phải nuôi dưỡng những niềm đam mê đẹp đẽ của mỗi người trong cuộc sống.

Câu 3. Nghị luận văn học (5,0 điểm) Phân tích vẻ đẹp nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích sau:

– (…) Cháu ở đây có nhiệm vụ đo gió, đo mưa, đo nắng, tinh mây, do chấn động mặt đất, dục vào việc bảo trước thời tiết hằng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu. Đây là máy móc của cháu. Cái thùng đo mưa này, ở đâu bác cũng trông thấy, mưa xong đổ nước ra cái cốc li phân mà đo. Cái này là máy nhật quang kị, ảnh nắng mặt trời xuyên qua cái kinh này, đốt các mảnh giấy này, cử theo mức độ, hình dáng vết cháy mà định nắng. Đây là máy Vin, nhìn khoảng cách giữa các răng cưa mà đoán gió. Ban đêm không nhìn máy, cháu nhìn gió lay lá hay nhìn trời, thấy sao nào khuất, sao nào sáng, có thể nói được mây, tính được gió. Cái máy nằm dưới sâu kia là máy đo chấn động vỏ quả đất. Cháu lấy những con số, mỗi ngày bảo về “nhà” bằng máy bộ đàm bốn giờ, mười một giờ, bảy giờ tối, lại một giờ sáng. Bản báo ấy trong ngành gọi là “ấp”. Công việc nói chung dễ, chỉ cần chính xác. Gian khổ nhất là lần ghi và bảo về lúc một giờ sáng. Rét, bác ạ. Ở đây có cả mưa tuyết đấy. Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chi muốn đưa tay tắt đi. Chui ra khỏi chặn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vẫn thấy là không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, giỏ tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chục đợi mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vút lung tung…. Những lúc im lặng lạnh cóng mà lại hùng hực như chảy. Xong việc, trở vào, không thể nào ngủ lại được.

Anh thanh niên đang nổi, dùng lại. Và tại sao họa sĩ cảm giác mình bối rối? Vì nhác thấy người con gái nhỏ nhẹ, e lệ, đứng giữa các luống dọn, không cần hải hoa nữa, ôm nguyên bó hoa trong tay, lắng tại nghe? Vì họa sĩ đã bắt gặp một điều thật ra ông vẫn ao ước được biết, ôi, một nét thôi đủ khẳng định một tâm hồn, khơi gợi một ý sáng tác, một nét mới đủ là giá trị một chuyến đi dài.(…)

Thì giờ ngắn ngủi còn lại thúc giục cả chính người họa sĩ già. Ông theo liền anh thanh niên vào trong nhà, đảo

nhìn qua một lượt trước khi ngồi xuống ghế. Một căn nhà ba gian, sạch sẽ, với bàn ghế, sổ sách, biểu đỗ, thống kê, máy bộ đàm. Cuộc đời riêng của anh thanh niên thu gọn lại một góc trải gian với chiếc giường con, một chiếc bàn học, một giá sách. Họa sĩ còn đang nheo mắt cố dọc tên các sách trên giá thì cô gái đã bước tới, dường như làm việc ấy hộ bố. Cô không trở lại bàn giữa và ngôi ngay xuống trước chiếc bàn học con, lật xem bìa một cuốn sách rồi để lại cái chén con đến yên lặng đặt trước mặt cô.

(Trích Lặng lẽ Sa Pa, Nguyễn Thành Long Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2021, tr. 183-184).

Lời giải chi tiết

Câu 1.

a. Tìm từ chỉ màu sắc được sử dụng trong khổ thơ thứ nhất.

Phương pháp: Căn cứ bài đọc hiểu, tìm ý.

Cách giải:

Từ chỉ màu sắc bao gồm: xanh biếc.

b. Những âm thanh nào của thiên nhiên được miêu tả trong đoạn trích?

Phương pháp: Căn cứ bài đọc hiểu, tìm ý.

Cách giải:

Các âm thanh xuất hiện trong đoạn thơ là:

– Tiếng chim reo.

– Tiếng dế.

– Tiếng cuốc.

c. Nêu tác dụng của câu hỏi tu từ: Mùa hạ của tôi, mùa hạ đã đi chưa Ôi tuổi trẻ bao khát khao còn, hết?

Phương pháp: Căn cứ bài đọc hiểu, phân tích.

Cách giải:

Tác dụng của câu hỏi tu từ là:

– Câu hỏi tu từ góp phần tăng sự gợi hình gợi cảm.

– Ý thơ thể hiện sự ngỡ ngàng của một “cái tôi” âu lo trước dòng chảy của tháng năm và mùa hạ – tuổi trẻ của chính mình. 

– Câu hỏi tu từ thể hiện sự băn khoăn trước những khao khát của tuổi trẻ.

d. Đoạn trích gọi cho em cảm nghĩ gì về những mùa hạ đã đi qua tuổi thơ của mình?

Phương pháp: Phân tích.

Cách giải:

Học sinh đưa ra quan điểm cá nhân. Gợi ý:

Đoạn trích đã gợi cho em những cảm nghĩ về mùa hạ là:

– Mùa hạ gợi nhớ trong em về một tuổi thơ tràn ngập màu sắc, âm thanh, tràn ngập niềm vui.

– Mùa hạ ấy cũng gắn với biết bao kỉ niệm về tuổi thơ với gia đình, bạn bè, …

– Không chỉ vậy, những kì nghỉ hè còn đem đến cho em những bài học để làm người, để rèn luyện bản thân: giúp đỡ gia đình, học tập, rèn luyện bản thân.

-….

Câu 2:

Nghị luận xã hội (3,0 điểm) Khát khao tuổi trẻ luôn giục giã con người cháy hết mình với những đam mê…

Hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ về sự cần thiết phải nuôi dưỡng những niềm đam mê đẹp đẽ của mỗi người trong cuộc sống.

Phương pháp: Phân tích, giải thích, tổng hợp.

Cách giải:

a. Yêu cầu hình thức: Viết đúng một bài văn khoảng 1 trang giấy thi.

b. Yêu cầu nội dung: Xác định vấn đề nghị luận: Sự cần thiết phải nuôi dưỡng những niềm đam mê đẹp đẽ của mỗi người trong cuộc sống. Kết họp các thao tác lập luận để giải quyết vấn đề

* Mở bài: Giới thiệu khái quát vấn đề nghị luận: Sự cần thiết phải nuôi dưỡng những niềm đam mê đẹp đẽ của mỗi người trong cuộc sống.

* Thân bài:

– Giải thích niềm đam mê: Đam mê là sự yêu thích, hăng say theo đuổi 1 sở thích nào đó.

-> Con người cần có đam mê và luôn phải cố gắng nuôi dưỡng những niềm đam mê đó.

– Sự cần thiết phải nuôi dưỡng những niềm đam mê đẹp đẽ.

+ Việc nuôi dưỡng những niềm đam mê sẽ tạo ra động lực để con người vượt qua những khó khăn, chông gai trong cuộc sống.

+ Việc nuôi dưỡng đam mê giúp con người luôn sống với lý tưởng, cuộc sống sẽ trở nên có mục đích, ý nghĩa hơn.

+ Việc nuôi dưỡng những đam mê giúp con người trở nên nhiệt huyết, rèn luyện được nhiều đức tính tốt, lan tỏa năng lượng tích cực đến mọi người xung quanh.

+….

– Cần làm gì để nuôi dưỡng niềm đam mê:

+ Học cách kiên nhẫn với niềm đam mê của mình, không từ bỏ khi gặp khó khăn.

+ Luôn nhớ đến những lý do bắt đầu những đam mê đó

+ …

– Liên hệ mở rộng:

+ Phê phán những người sống không có đam mê hoặc để đam mê của mình tắt dần theo thời gian.

+ Nuôi dưỡng ngọn lửa đam mê đồng nghĩa với việc phải cố gắng nỗ lực để biến đam mê đó thành hiện thực.

* Kết bài: Tổng kết vấn đề.

Câu 3:

Nghị luận văn học (5,0 điểm) Phân tích vẻ đẹp nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích sau:

Phương pháp: Phân tích, tổng hợp.

Cách giải:

1. Mở bài: 

– Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

– Giới thiệu đoạn trích.

– Giới thiệu nhân vật anh thanh niên.

2. Thân bài

a. Công việc của anh thanh niên

– Đoạn văn là lời của nhân vật thanh niên, nhân vật chính trong truyện Lặng lẽ Sa Pa. Nhân vật thanh niên đó sống một mình trên núi cao, quanh năm suốt tháng làm việc với cây và mây núi ở Sa Pa.

– Công việc của anh là làm khí tượng kiêm vật lý địa cầu. Nhiệm vụ của anh là đo gió, đo mưa, đo gió, đo chấn động mặt đất và dự báo thời tiết hằng ngày phục vụ cho công việc chiến đấu và sản xuất.

– Công việc của anh làm âm thầm, lặng lẽ một mình, báo về “ốp” đều đặn những con số để phục vụ sản xuất, chíên đấu. Công việc ấy đòi hỏi phải tỉ mỉ, chính xác, có tính trách nhiệm cao.

=> Hoàn cảnh sống khắc nghiệt, công việc gian khổ, vất vả. Đó là thử thách rất lớn nhưng anh thiên niên đã vượt qua hoàn cảnh ấy bằng ý chí, nghị lực và những suy nghĩ rất đẹp.

b. Phẩm chất của anh thanh niên được thể hiện qua đoạn văn

– Trước hết, anh thanh niên rất yêu nghề. Anh giới thiệu chi tiết từng loại máy, từng dụng cụ của mình cho ông họa sĩ và cô kĩ sư.

– Là người có hành động đẹp: Một mình sống trên đỉnh Yên Sơn, không có ai đôn đốc, kiểm tra  nhưng anh vẫn vượt qua hoàn cảnh làm việc một cách nghiêm túc, tự giác với tinh thần trách nhiệm cao. Dù thời tiết khắc nghiệt mùa đông giá rét mà anh đều thức dậy thắp đèn đi “ốp” đúng giờ. Ngày nào cũng vậy anh làm việc một cách đều đặn, chính xác 4 lần trong ngày, âm thầm, bền bỉ trong nhiều năm trời.

– Người có phong cách sống đẹp: Anh có một phong cách sống khiến mọi người phải nể trọng. Tinh thần thái độ làm việc của anh thật nghiêm túc, chính xác, khoa học và nó đã trở thành phong cách sống của anh.

– Anh là một người biết tạo niềm vui sống cho mình, một cuộc sống hết sức ngăn nắp, sạch sẽ:

+ Căn nhà sạch sẽ với bàn ghế, sổ sách, …

+ Bồi dưỡng tâm hồn cho mình bằng việc đọc sách.

– Anh là người hết sức chu đáo, cẩn thận: nhìn thấy cô gái đứng cạnh giá sách, anh liền mang tách trà đến cho cô.

=> Anh thanh niên là đại diện tiêu biểu cho thanh niên Việt Nam, hăng say làm việc, hết mình cống hiến cho dân tộc, cho đất nước

3. Kết bài: Cảm nhận chung về anh thanh niên. 

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Hy vọng bài viết trên sẽ hữu ích và tác động tích cực tới kết quả học tập của bạn. Mời bạn tham khảo thêm các tài liệu học tốt khác tại đây 

Chia sẻ bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chuyển hướng trang web