Đề bài
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và viết ra tờ giấy thi chữ cái in hoa trước đáp án đúng.
Chợt ông lão lặng hẳn đi, chân tay nhũn ra, tưởng chừng như không cất lên được… Có tiếng nói léo xéo ở gian trên. Tiếng mụ chủ… Mụ nói cái gì vậy ? Mụ nói cái gì mà lào xào thế ? Trống ngực ông lão đập thình thịch. Ông lão nín thở, lắng tai nghe ra bên ngoài.
Câu 1. Đoạn trích trên trích từ tác phẩm nào?
A. Chuyện người con gái Nam Xương
B. Chiếc lược ngà
C. Lặng lẽ Sa Pa
D. Làng
Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì?
A. Tự sự
B. Nghị luận
C. Biểu cảm
D. Thuyết minh
Câu 3. Đoạn văn trên có mấy từ láy?
A. Một
B. Hai
C. Ba
D. Bốn
Câu 4. Xét theo mục đích nói, câu “ông lão nín thở, lắng tai nghe ra bên ngoài” thuộc kiểu câu gì?
A. Câu nghi vấn
B. Câu trần thuật
C. Câu cảm thán
D. Câu cầu khiến
II. PHẦN TỰ LUẬN (8,0 điểm)
Câu 5. (3,0 điểm)
Em hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của tinh thần trách nhiệm trong cuộc sống. Trong đoạn văn có sử dụng phép liên kết nổi. Gạch chân dưới từ ngữ thực hiện phép liên kết ấy.
Câu 6. (5,0 điểm)
Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về.
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu.
(Trích Sang thu – Hữu Thỉnh, Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016)
Lời giải chi tiết
Phần I. Trắc nghiệm
Câu 1:
Đoạn trích trên trích từ tác phẩm nào? A. Chuyện người con gái Nam Xương B. Chiếc lược ngà C. Lặng lẽ Sa Pa D. Làng |
Phương pháp: căn cứ tác phẩm Đồng chí, đọc và tìm ý
Cách giải:
Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm Làng của nhà văn Kim Lân
Chọn D.
Câu 2:
Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì? A. Tự sự B. Nghị luận C. Biểu cảm D. Thuyết minh |
Phương pháp: căn cứ các phương thức biểu đạt đã học
Cách giải:
Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là phương thức tự sự.
Chọn A.
Câu 3:
Đoạn văn trên có mấy từ láy? A. Một B. Hai C. Ba D. Bốn |
Phương pháp: căn cứ bài Từ láy
Cách giải:
Trong đoạn văn trên có 3 từ láy: léo xéo, lào xào, thình thịch
Chọn C.
Câu 4:
Xét theo mục đích nói, câu “ông lão nín thở, lắng tai nghe ra bên ngoài” thuộc kiểu câu gì? A. Câu nghi vấn B. Câu trần thuật C. Câu cảm thán D. Câu cầu khiến |
Phương pháp: căn cứ bài Câu trần thuật
Cách giải:
Xét theo mục đích nói câu “Ông lão nín thở, lắng tai nghe ra bên ngoài” thuộc câu trần thuật
Chọn B.
II. LÀM VĂN
Câu 5.
Em hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của tinh thần trách nhiệm trong cuộc sống. Trong đoạn văn có sử dụng phép liên kết nổi. Gạch chân dưới từ ngữ thực hiện phép liên kết ấy. |
Phương pháp: phân tích, giải thích, lí giải, tổng hợp
Cách giải:
I. Mở đoạn:
– Giới thiệu về tinh thần trách nhiệm trong cuộc sống.
II. Thân đoạn:
1. Giải thích:
Tinh thần trách nhiệm là ý thức thực hiện tốt nghĩa vụ, công việc của bản thân, không ỷ lại, dựa dẫm hay đùn
đẩy trách nhiệm cho người khác.
2. Biểu hiện của tinh thần trách nhiệm:
– Đối với học sinh: trách nhiệm của chúng ta là học tập thực tốt, nghiêm chỉnh thực hiện các quy định của nhà
trường, có tính thần yêu nước, chăm lo học tập,….
1
– Có trách nhiệm với bản thân, với gia đình, những người xung quanh
– Đối với một người công chức: thực hiện đúng nhiệm vụ của Đảng và nhà nước gia cho, hoàn thành nhiệm
vụ cấp trên giao cho
– Đối với công dân cân thực hiện tốt quy định của nhà nước, của pháp luật, có trách nhiệm với gia đình và mọi
người xung quanh
3. Ý nghĩa của tinh tần trách nhiệm:
– Bạn sẽ hoàn thành tốt công việc và nhiệm vụ. Nếu bạn có tinh tần trách nhiệm.
– Được mọi người xung quanh quý mến và yêu quý
– Được lòng tin của mọi người
– Thành công trong công việc và cuộc sống
4. Phản đề
– Những người có lối sống ích kỉ, không có tinh thần trách nhiệm,…
III. Kết đoạn:
Nêu cảm nghĩ của em về tinh thần trách nhiệm trong cuộc sống
– Trách nhiệm là một đức tính tốt đẹp. Vì vây, mỗi người cần có tinh thần trách nhiệm trong cuộc sống.
– Em sẽ học tập tốt để trở thành người có trách nhiệm.
Chú ý: Từ được gạch chân là sử dụng phép liên kết nối.
Câu 6.
Cảm nhận của em về đoạn thơ sau: Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về. Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu. (Trích Sang thu – Hữu Thỉnh, Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016) |
Phương pháp:phân tích, tổng hợp
Cách giải:
1. Mở bài:
Giới thiệu bài thơ: là một tác phẩm hay, độc đáo, mới lạ về đề tài mùa thu.
Giới thiệu 2 khổ thơ đầu: Cảnh sắc giao mùa khi đất trời chuyển từ mùa hạ sang mùa thu.
2. Thân bài:
a. Những biểu hiện đầu tiên của mùa thu
– Những tín hiệu vô hình trong thiên nhiên:
Hương ổi: mùi hương bình dị, dân dã đặc trưng của mùa thu miền Bắc khi mùa ổi chín.
Động từ “phả”: sự lan tỏa, trộn lẫn: gợi tả về một không gian dường như mang cả hương thơm của mùa thu,
của sự trong lành
Gió se: gió hơi lạnh, khô, là gió heo may của mùa thu, không phải cơn gió nam của mùa xuân hay gió bắc
mùa đông.
Sương: hiện tượng ngưng tụ hơi nước khi thời tiết chuyển lạnh vào buổi tối và sáng sớm.
2
Động từ “chùng chình”: chuyển động chậm rãi, thong thả, nhân hóa cho hình ảnh, sương như có tâm hồn.
– Cảm xúc của tác giả:
Giật mình nhận ra mùa thu đang về qua từ “bỗng”
Câu hỏi tu từ “Hình như thu đã về”: sự ngỡ ngàng, khó tin, tâm hồn thi sĩ cũng như biến chuyển cùng đất trời.
⇒ Tác giả sử dụng những hình tượng vô hình, chỉ cảm nhận được qua khứu giác, cảm giác chứ không nhìn
thấy, không cầm nắm được. Đây là một điểm đặc biệt so với việc dùng những hình ảnh quen thuộc để nói về
mùa thu như hoa sữa, quả hồng, cốm non,… cho thấy sự tinh tế trong cảm xúc của tác giả.
b. Vẻ đẹp của thiên nhiên trong thời khắc giao mùa
Hình ảnh đối lập: sông “dềnh dàng” với chim “vội vã”. Dòng sông vào mùa thu bắt đầu chảy chậm rãi, đã qua
rồi những cơn bão hè khiến sông cuộn trào. Chim thì lại vội vã bay về phương Nam tránh rét
Hình ảnh đám mây mùa hạ vắt nửa mình sang thu: một hình ảnh liên tưởng sự níu kéo, lưu luyến của mùa hạ,
gợi tả vẻ đẹp bầu trời đặc biệt. Một sắc mây không còn nóng bỏng đầy nắng của mùa hè nhưng cũng chưa nhẹ
nhàng thanh thoát của mùa thu.
⇒ Thiên nhiên giao mùa đẹp kì lạ, độc đáo
3. Kết bài:
Hai khổ thơ cho thấy: tâm hồn nhạy cảm của nhà thơ, vẻ đẹp của khoảnh khắc giao mùa.
Nghệ thuật: sử dụng hình ảnh, nhân hóa, liên tưởng.
Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì?
A. Tự sự
B. Nghị luận
C. Biểu cảm
D. Thuyết minh
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Hy vọng bài viết trên sẽ hữu ích và tác động tích cực tới kết quả học tập của bạn. Mời bạn tham khảo thêm các tài liệu học tốt khác tại đây