Phản ứng: FeS + H2SO4 → H2S↑+ FeSO4
1. Phương trình phản ứng giữa FeS và H2SO4
FeS + H2SO4 → H2S↑+ FeSO4
2. Điều kiện phản ứng
– Nhiệt độ phòng.
3. Hiện tượng nhận biết phản ứng
– Chất rắn màu đen FeS tan dần, xuất hiện khí có mùi trứng thối H2S thoát ra
4. Bản chất của các chất tham gia phản ứng
4.1 Bản chất của FeS
– Trong phản ứng trên FeS là chất khử.
– FeS có tính chất hoá học của muối tác dụng được với axit.
4.2 Bản chất của H2SO4
– Trong phản ứng trên H2SO4 là chất oxi hoá.
– H2SO4 là một axit mạnh có đầy đủ tính chất của một axit thường gặp tác dụng với muối tạo thành axit mới và muối mới.
5. Tính chất hóa học của FeS
– Có tính chất hóa học của muối.
– Tác dụng với axit:
FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S
6. Tính chất hóa học của H2SO4
6.1 H2SO4 loãng
Axit sunfuric là một axit mạnh, hóa chất này có đầy đủ các tính chất hóa học chung của axit như:
- Axit sunfuric H2SO4 làm chuyển màu quỳ tím thành đỏ.
- Tác dụng với kim loại đứng trước H (trừ Pb) tạo thành muối sunfat.
Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2
- Tác dụng với oxit bazo tạo thành muối mới (trong đó kim loại giữ nguyên hóa trị) và nước .
FeO + H2SO4 → FeSO4 + H2O
- Axit sunfuric tác dụng với bazo tạo thành muối mới và nước.
H2SO4 + NaOH → NaHSO4 + H2O
H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2H2O
- H2SO4 tác dụng với muối tạo thành muối mới (trong đó kim loại vẫn giữ nguyên hóa trị) và axit mới.
Na2CO3 + H2SO4 → Na2SO4 + H2O + CO2
H2SO4 + 2KHCO3 → K2SO4 + 2H2O + 2CO2
6.2 H2SO4 đặc
Axit sunfuric đặc có tính axit mạnh, oxi hóa mạnh với tính chất hóa học nổi bật như:
- Tác dụng với kim loại: Khi cho mảnh Cu vào trong H2SO4 tạo ra dung dịch có màu xanh và có khí bay ra với mùi sốc.
Cu + 2H2SO4 → CuSO4 + SO2 + 2H2O
- Tác dụng với phi kim tạo thành oxit phi kim + H2O + SO2.
C + 2H2SO4 → CO2 + 2H2O + 2SO2 (nhiệt độ)
2P + 5H2SO4 → 2H3PO4 + 5SO2 + 2H2O
- Tác dụng với các chất khử khác.
2FeO + 4H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O
- H2SO4 còn có tính háo nước đặc trưng như đưa H2SO4 vào cốc đựng đường, sau phản ứng đường sẽ bị chuyển sang màu đen và phun trào với phương trình hóa học như sau.
C12H22O11 + H2SO4 → 12C + H2SO4.11H2O
7. Ứng dụng của H2SO4
H2SO4 được sử dụng rộng rãi trong sản xuất kim loại như đồng, kẽm,… và dùng để làm sạch bề mặt thép và dung dịch tẩy gỉ. Axit sunfuric còn được dùng để sản xuất nhôm sunfat (phèn làm giấy), các loại muối sunfat, chế tạo thuốc nổ, thuốc nhuộm, chất dẻo, tẩy rửa kim loại trước mạ, sản xuất dược phẩm.
8.Bạn có biết
Tương tự FeS, muối ZnS,MnS,… cũng có phản ứng với H2SO4 sinh ra khí H2S
9. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Chất nào dưới đây phản ứng với Fe tạo thành hợp chất Fe(II) ?
A. Cl2 B. dung dịch HNO3 loãng
C. dung dịch AgNO3 dư D. dung dịch HCl đặc
Hướng dẫn giải
Đáp án : D
Ví dụ 2: Phản ứng nào sau đây chỉ tạo ra muối sắt (II)?
A. Cho Fe tác dụng với dung dịch HNO3 dư.
B. Cho Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư.
C. Cho Fe tác dụng với Cl2, nung nóng.
D. Cho Fe tác dụng với bột S, nung nóng.
Hướng dẫn giải
Fe+ 4HNO3 dư → Fe(NO3)3 + NO + 4H2O
2Fe + 6H2SO4 đặc, nóng dư → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O
2Fe + 3Cl2 →2FeCl3
Fe + S →FeS
Do S có tính oxi hóa yêu nên chỉ đẩy Fe thành Fe(II)
Đáp án : D
Ví dụ 3: Để bảo quản dung dịch FeSO4 trong phòng thí nghiệm, người ta cần thêm vào dung dịch hoá chất nào dưới đây ?
A. Một đinh Fe sạch.
B. Dung dịch H2SO4 loãng.
C. Một dây Cu sạch.
D. Dung dịch H2SO4 đặc.
Hướng dẫn giải
Để bảo quản FeSO4 trong PTN ta cần thêm 1 đinh sạch vì Fe sẽ khử Fe3+ sinh ra về Fe2+
Đáp án : A
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung giải trí học tập và các kiến thức thú vị khác tại đây.