Bài 7 trang 27 Sách bài tập (SBT) Sinh 12 – Bài tập tự giải
Ở lúa, các gen quy định các tính trạng thân cao (A), thân thấp (a) ; chín muộn (B), chín sớm (b) ; hạt dài (D), hạt tròn (d) phân li độc lập. Cho thứ lúa dị hợp về cả 3 tính trạng thân cao, chín muộn, hạt dài lai với thứ lúa đồng hợp tử về tính trạng thân cao, dị hợp tử về tính trạng chín muộn và hạt tròn.
1. Không cần lập sơ đồ lai, hãy xác định :
a) Số loại và tỉ lệ phân li kiểu gen ở F1.
b) Số loại và tỉ lệ phân li kiểu hình ở F1.
c) Tỉ lệ kiểu gen dị hợp tử về cả 3 cặp gen ở F1.
d) Tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tử trội về cả 3 cặp gen ở F1.
e) Tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tử lặn ở F1.
2. Đem lai phân tích thứ lúa có kiểu hình trội về cả 3 tính trạng trên thì kết quả đời FB sẽ như thế nào ?
Lời giải:
1. Xác định các tỉ lệ :
a) P : AaBbDd x AABbdd
Số loại kiểu gen ở F1 có 2 x 3 x 2 = 12 kiểu
Tỉ lệ phân li kiểu gen ở F1 : (AA : Aa) (1BB : 2Bb : 1bb) (Dd : dd)
|
AA |
Aa |
|
1 BB |
1 AABBDd |
1 AaBBDd |
Dd |
1 AABBdd |
1 AaBBdd |
dd |
|
2 Bb |
2 AABbDd |
2 AaBbDd |
Dd |
2 AABbdd |
2 AaBbdd |
dd |
|
1 bb |
1 AAbbDd |
1 AabbDd |
Dd |
1 AAbbdd |
1 Aabbdd |
dd |
b) Số loại và tỉ lệ phân li kiểu hình ở F1
Có 1 thân cao x (3 chín muộn : 1 chín sớm) x (1 hạt dài : 1 hạt tròn) = 4 kiểu hình với tỉ lệ phân li là :
3 cao, muộn, dài : 1 cao, sớm, dài : 3 cao, muộn, tròn : 1 cao, sớm, tròn.
c) Tỉ lệ kiểu gen dị hợp tử về cả 3 cặp gen ở F1 = 1/2 x 1/2 x 1/2 = 1/8.
d) Tỉ lộ kiểu gen đồng hợp tử trội về cả 3 cặp gen ở F1 = 1 x 1/4 x 0 = 0.
e) Tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tử lặn ở F1 = 0 x 1/4 x 1/2 = 0.
2. Lai phân tích cá thể mang kiểu hình trội về cả 3 tính trạng trên : có tất cả 2 x 3 = 8 phép lai vì đối với mỗi cá thể mang kiểu hình trội về một tính trạng có thể mang kiểu gen đồng hợp hoặc dị hợp. Nếu đời con FB đồng tính về tính trạng nào thì cá thể đem lai có kiểu gen đồng hợp về tính trạng đó, do đó ta có các kết quả lai.
Thân cao, chín muộn, hạt dài x Thân thấp, chín sớm, hạt tròn
AABBDD X aabbdd 100% cao, muộn, dài |
AaBBDD X aabbdd 50% cao, muộn, dài 50% thấp, muộn, dài |
AABBDd X aabbdd 50% cao, muộn, dài 50% cao, muộn, tròn |
AABbDD X aabbdd 50% cao, muộn, dài 50% cao, sớm, dài |
AaBbDD X aabbdd 25% cao, muộn, dài 25% cao, sớm, dài 25% thấp, muộn, dài 25% thấp, sớm, dài |
AaBBDd X aabbdd 25% cao, muộn, dài 25% cao, muộn, tròn 25% thấp, muộn, dài 25% thấp, muộn, tròn |
AABbDd X aabbdd 25% cao, muộn, dài 25% cao, sớm, dài 25% cao, muộn, tròn 25% cao, sớm, tròn |
AaBbDd X aabbdd 12,5% cao, muộn, dài 12,5% cao, sớm, dài 12,5% cao, muộn, tròn 12,5% cao, sớm, tròn 12,5% thấp, muộn, dài 12,5% thấp, sớm, dài 12,5% thấp, muộn, tròn 12,5% thấp, sớm, tròn |
Bài 8 trang 28 Sách bài tập (SBT) Sinh 12 – Bài tập tự giải
Sự di truyền của các nhóm máu A, B, O, AB ở người được quy định bởi các alen( I^A),( I^B),( I^O)
Kiểu gen ( I^A)( I^B)cho kiểu hình nhóm máu AB và ( I^O)( I^O) cho kiểu hình nhóm máu O. Tính trạng thuận tay phải (do gen P), mắt nâu (do gen N) là trội so với thuận tay trái (do gen p) và mắt xanh (do gen n). Các gen quy định các tính trạng tồn tại trên các NST thường khác nhau
a) Có bao nhiêu kiểu gen đồng hợp ? Bao nhiêu kiểu gen dị hợp về cả 3 tính trạng ?
b) Có 2 anh em đồng sinh cùng trứng kết hôn với 2 chị em đồng sinh cùng trứng thì con của họ sinh ra có hoàn toàn giống nhau không ? Vì sao ?
Lời giải:
a) Có 3x2x2 = 12 kiểu gen đồng hợp về cả 3 cặp gen.
Có 3 X 1 X 1 = 3 kiểu gen dị hợp về cả 3 cặp gen.
b) Kiểu gen của 2 cặp vợ chồng này là giống nhau. Bởi vậy, do sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST tương đồng, cũng như các cặp alen trong phát sinh giao tử và thụ tinh, nên các con của họ sinh ra cũng không hoàn toàn giống nhau mà chỉ như các anh chị em ruột trong một gia đình.
Bài 9 trang 28 Sách bài tập (SBT) Sinh 12 – Bài tập tự giải
Sự tương tác giữa các gen không alen và sự tương tác giữa các gen phân li độc lập theo quy luật Menđen giống và khác nhau như thế nào ?
Lời giải:
Sự tương tác giữa các gen không alen và sự tương tác giữa các gen phân li độc lập theo Menđen giống và khác nhau :
– Giống nhau :
+ Các gen phân li độc lập và tổ hợp tự do trong quá trình sinh sản hữu tính.
+ P thuần chủng khác nhau về 2 cặp gen không alen ⟶ F1 dị hợp về 2 cặp gen, giảm phân cho 4 loại giao tử bằng nhau, F2 có 16 tổ hợp, 9 kiểu gen tạo ra nhiều tổ hợp kiểu gen, kiểu hình giúp giải thích tính đa dạng của sinh giới.
– Khác nhau :
Phân li độc lập |
Tương tác gen |
– Mỗi gen quy định một tính trạng, nhiều cặp gen không alen quy định nhiều cặp tính trạng tương phản. (Các gen tác động riêng rẽ) – Các tính trạng chất lượng ít chịu ảnh hưởng của ngoại cảnh. – Kiểu hình đời con tổ hợp lại các kiểu hình vốn có ở đời p. – Cho các cá thể F1 giao phối, thu được F2 có tỉ lệ phân tính 9 : 3 : 3 : 1. |
– 2 hoặc nhiều cặp gen không alen cùng phối hợp quy định một tính trạng. – Tính trạng số lượng chịu nhiều ảnh hưởng của ngoại cảnh. – Kiểu hình đời con tổ hợp lại các gen có thể tương tác cho kiểu hình mới. – Cho các cá thể F1 giao phối, thu được F2 có tỉ lệ phân tính khác 9 : 3 : 3 : 1 như 9:7; 9 : 6 ;1 ; 9 : 4 : 3 ; 13 : 3 ; 12 : 3 : 1 ; 15 : 1 ;1 : 4 : 6 : 4 : 1. |
Bài 10 trang 28 Sách bài tập (SBT) Sinh 12 – Bài tập tự giải
Bệnh máu khó đông ở người được di truyền như một tính trạng lặn liên kết với NST X. Một người đàn ông bị bệnh máu khó đông lấy một người phụ nữ bình thường. Họ sinh ra những người con trai và gái bình thường. Những người con này lớn lên lại kết hôn với những người không bị bệnh, ở đời cháu có thể phát hiện được người mắc bệnh hay không ? Khả năng xuất hiện những đứa trẻ trai và gái bị bệnh trong gia đình này như thế nào ?
Lời giải:
Quy ước .
Gen a : máu khó đông, gen A : máu đông bình thường liên kết với NST X. Bố bị máu khó đông có kiểu gen là XaY.
Mẹ bình thường có kiểu gen là (X^AX^A) hoặc (X^AX^a).
Sơ đồ lai : xét 2 trường hợp sau
(1) P: mẹ bình thường (X^AX^A) x bố bị bệnh máu khó đông (X^aY)
Sơ đồ lai: ({X^A}{X^A} times {X^a}Y to {F_1}:{X^A}Y:{X^A}{X^a})
(2) P: mẹ bình thường (X^AX^a) x bố bị bệnh máu khó đông (X^aY)
Con trai, con gái bình thường của cặp vợ chồng này có kiểu gen là (X^AX^a) và (X^AY).
* Người con gái lấy chồng bình thường, sơ đồ lai như sau ({X^A}{X^a} times {X^A}Y to 1{X^A}{X^A}:1{X^A}{X^a}:1{X^a}Y:1{X^A}Y)
Vậy cặp vợ chồng luôn sinh ra con gái bình thường, và có 50% con trai bị bệnh
* Người con trai lấy vợ bình thường, có 2 sơ đồ lai :
TH1:({X^A}{X^A} times {X^A}Y to {F_1}:100% {X^A} – ) nếu 2 người này có kiểu gen như vậy thì luôn sinh con bình thường
TH2: ({X^A}{X^a} times {X^A}Y to {F_1}:1{X^A}{X^a}:1{X^A}{X^A}:1{X^A}Y:1{X^a}Y), cặp vợ chồng này luôn sinh con gái bình thường và nếu sinh con trai thì 50% bị bệnh
Giaibaitap.pro.vn
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung học tập, giải trí và các kiến thức thú vị khác tại đây. Chúc các bạn lướt web vui vẻ !