K2O + HBr → KBr + H2O l K2O ra KBr

K2O + HBr → KBr + H2O là phản ứng trao đổi. Bài viết này cung cấp đầy đủ thông tin về phương trình hóa học đã được cân bằng, điều kiện các chất tham gia phản ứng, hiện tượng (nếu có), ... Mời các bạn đón xem:

Phản ứng K2O + HBr → KBr + H2O

K2O + HBr → KBr + H2O l K2O ra KBr (ảnh 1)

1. Phản ứng hóa học

K2O + 2HBr → 2KBr + H2O

2. Điều kiện phản ứng

Phản ứng xảy ra ở điều kiện thường.

3. Cách thực hiện phản ứng

Cho K2O phản ứng với dung dịch axit HBr.

4. Hiện tượng nhận biết phản ứng

K2O ( màu vàng nhạt) tan dần, sau phản ứng thu được dung dịch không màu.

5. Bản chất của các chất tham gia phản ứng

5.1. Bản chất của K2O (Kali oxit)

K2O là oxit bazo phản ứng được với các axit thu được muối và nước.

5.2. Bản chất của HBr (Axit bromhidric)

HBr là một axit mạnh tác dụng với oxit bazo tạo thành muối và nước.

6. Tính chất hoá học của K2O

K2O là oxit bazo do đó mang đầy đủ tính chất hóa học của một oxit bazơ.

6.1. K2O tác dụng với nước

K2O tác dụng với nước tạo ra dung dịch kiềm KOH.

K2O + H2O → KOH

6.2. K2O tác dụng với oxit axit tạo thành muối

K2O + CO2→ K2CO3

6.3. K2O tác dụng với dung dịch axit

K2O + axit → muối + H2O

K2O + HCl → KCl + H2O

7. Tính chất vât lý của K2O

K2O là một chất bột màu trắng, không mùi, và có nhiệt độ nóng chảy khoảng 891°C

8. Tính chất hóa học của HBr

HBr thể hiện tính chất đặc trưng của 1 axit, bao gồm:

– Đổi màu chất chỉ thị: Khi nhỏ 1 ít dung dịch HBr vào chất chỉ thị màu, quỳ tím sẽ chuyển sang màu đỏ.

– Tác dụng với kim loại: Tạo ra muối bromide và giải phóng khí H2.

Chú ý: Không tác dụng được với những kim loại đứng sau nguyên tử H trong dãy hoạt động hoá học kim loại.

2HBr + 2Na → 2NaBr + H2

– Tác dụng với oxit bazơ: Tạo ra muối bromide và nước.

Na2O + 2HBr → 2NaBr + H2O

– Tác dụng với bazơ (Phản ứng trung hoà): Sản phẩm tạo thành là muối và nước

Mg(OH)2 + 2HBr → MgBr2+ 2H2O

– Tác dụng với muối: Sản phẩm tạo thành muối và axit. Để điều kiện phản ứng xảy ra cần thoả mãn điều kiện sau:

+ Muối tham gia vào quá trình phản ứng phải tan được trong nước.

+ Sản phẩm tạo thành phải là muối kết tủa hoặc axit yếu.

K2CO3 + 2HBr → 2KBr + H2O + CO2

AgNO3 + HBr → AgBr(kết tủa) + HNO3

– Tác dụng với nguyên tố phi kim:

Cl2 + 2HBr→ Br2 + 2HCl

9. Câu hỏi vận dụng

Câu 1. Cho m gam K2O phản ứng vừa đủ với 100ml dung dịch HBr 1M. Giá trị của m là

A. 9,4. B. 4,7. C. 4,9. D. 7,4.

Lời giải:

K2O + 2HBr → 2KBr + H2O | Cân bằng phương trình hóa học

Đáp án B.

Câu 2. Chất nào sau đây không tác dụng với HBr?

A. Na. B. K2O. C. K. D. Cu.

Lời giải:

Cu không tác dụng với HBr.

Đáp án D.

Câu 3. Cho 9,4 gam K2O tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch HBr, thu được dung dịch X. Khối lượng chất tan có trong dung dịch X là

A. 23,8 gam. B. 14,9 gam. C. 10 gam. D. 19,4 gam.

Lời giải:

K2O + 2HBr → 2KBr + H2O | Cân bằng phương trình hóa học

Đáp án A.

Xem thêm các phương trình hóa học khác:

K2O + HI → KI + H2O

KOH + CO2 → KHCO3

KOH + SO2 → KHSO3

KOH + HNO3 → KNO3 + H2O

KOH + CuSO4 → K2SO4+ Cu(OH)2

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung giải trí học tập và các kiến thức thú vị khác tại đây.

Chia sẻ bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chuyển hướng trang web