Lập luận là gì? Mục đích của lập luận là gì?

Vietjack.me gửi tới bạn đọc bài viết về lập luận với đầy đủ ví dụ, cách nhận biết, ... Từ đó giúp các em nắm vững được đặc điểm của lập luận để áp dụng khi làm bài. Mời các em tham khảo bài viết dưới đây:

Lập luận

1. Khái niệm

Lập luận được định nghĩa rất khác nhau tùy theo ngữ cảnh của hiểu biết về lý tính như là một hình thức của tri thức. Định nghĩa lôgic là hành động sử dụng lý tính để rút ra một kết luận từ các tiền đề nhất định bằng cách sử dụng một phương pháp luận cho trước.

Theo từ điển tiếng Việt thì trong triết học, lập luận là năng lực cơ bản của tư duy, thể hiện ở quá trình chuyển đổi các hình thức và các bước phát triển của tư duy nhằm thu được kết quả mong muốn. Có hai kiểu chính của lập luận:

  • Lập luận theo kiểu rút ra kết luận từ các tiền đề đã cho trước, gọi chung là luận kết. Luận kết có thể theo lối suy diễn, quy nạp hoặc loại tỉ,…
  • Lập luận theo kiểu truy tìm các luận cứ để luận chứng các luận đề nhất định, gọi chung là luận chứng. Luận chứng có thể là chứng minh hoặc là phản bác.

Hiểu một cách cơ bản, lập luận là khả năng một người thể hiện tư duy, ý nghĩ của mình qua ngôn ngữ (viết, nói) nhằm thuyết phục hoặc chứng minh với người khác; để họ tin tưởng, đồng thuận và nghe theo một điều gì đó mà người lập luận muốn.

2. Thao tác lập luận là gì?

Thao tác lập luận bao gồm có 6 thao tác, mỗi thao tác lại có ý nghĩa, tác dụng khác nhau. Phần dưới đây HoaTieu xin giới thiệu chi tiết về 6 loại thao tác này tới bạn đọc.

– Thao tác lập luận giải thích:

Là cắt nghĩa một sự vật, hiện tượng, khái niệm để người khác hiểu rõ, hiểu đúng vấn đề.
Giải thích trong văn nghị luận là làm cho người đọc hiểu rõ được tư tưởng, đạo lí, phẩm chất, quan hệ cần được giải thích nhằm nâng cao nhận thức, trí tuệ, bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm.

Cách giải thích: Tìm đủ lí lẽ để giảng giải, cắt nghĩa vấn đề đó. Đặt ra hệ thống câu hỏi để trả lời.

– Thao tác lập luận phân tích: Là cách chia nhỏ đối tượng thành nhiều yếu tố bộ phận để đi sâu xem xét một cách toàn diện về nội dung, hình thức của đối tượng.

– Thao tác lập luận chứng minh: Dùng những bằng chứng, dẫn chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ đối tượng. (Nên dùng dẫn chứng phong phú, tiêu biểu để dễ nhận được sự đồng thuận).

– Thao tác lập luận so sánh: Làm sáng tỏ đối tượng đang nghiên cứu trong mối tương quan với đối tượng khác.

– Thao tác lập luận bình luận: Bình luận là bàn bạc, nhận xét, đánh giá về một vấn đề .

– Thao tác lập luận bác bỏ: Là cách trao đổi, tranh luận để bác bỏ ý kiến được cho là sai .

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

3. Mô hình lập luận

Nghĩ ra lập luận không khó, nhưng để xây dựng lập luận tốt để thuyết phục người nghe, người đọc tin tưởng và đồng thuận thì lại không phải dễ.

Mô hình lập luận là những phương pháp, cách tư duy, lập luận đã được các nhà nghiên cứu làm ra, có kết cấu chặt chẽ dựa trên các học thuyết về tâm lý,…mà người lập luận có thể dựa vào đó để tạo những lập luận chắc chắn, thực tế và dễ dàng thuyết phục người nghe.

Có thể ví dụ về các mô hình lập luận như: mô hình tam đoạn luận của Aristotle, mô hình cấu trúc suy luận gồm sáu yếu tố của Toulmin…

4. Mục đích

Mục đích cuối cùng của lập luận đơn giản chỉ là thuyết phục người khác tin tưởng, đồng ý với ý kiến, lý lẽ mà người lập luận muốn đạt tới. Hoặc đưa ra một nhận định, dùng lập luận để chứng minh nhận định đó là đúng và nhận được sự tin tưởng, đông thuận của người khác.

Tuy nhiên để lấy được lòng tin, sự đồng tình của người khác cũng không phải là điều dễ dàng, mà người lập luận cần luyện tập kỹ năng thật tốt để có những lập luận sâu sắc, tư duy logic và thuyết phục được mọi người.

5. Kĩ năng

Kỹ năng là khả năng vận dụng những kiến thức, hiểu biết của con người để thực hiện một việc gì đó, có thể là việc nghề nghiệp mang tính kỹ thuật, chuyên môn hoặc việc liên quan cảm xúc, sinh tồn, giao tiếp,…

Kỹ năng lập luận là khả năng vận dụng những kiến thức, hiểu biết của con người để hình thành ý tưởng lập luận cho bản thân và trình bày được những ý tưởng đó một cách hoàn thiện, logic nhất và dễ thuyết phục người khác nhất.

Kỹ năng lập luận có thể được rèn luyện và ngày càng được nâng cao nếu người lập luận luôn học tập, tìm hiểu và trao dồi các phương pháp lập luận, tư duy, những buổi tranh luận, hùng biện,…

Xem thêm các bài viết liên quan hay, đầy đủ khác:

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung giải trí học tập và các kiến thức thú vị khác tại đây.

Chia sẻ bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chuyển hướng trang web