NaOH + AlCl3 dư → Al(OH)3 + NaCl

NaOH + AlCl3 dư → Al(OH)3 + NaCl là phản ứng trao đổi. Bài viết này cung cấp đầy đủ thông tin về phương trình hóa học đã được cân bằng, điều kiện các chất tham gia phản ứng, hiện tượng (nếu có), ... Mời các bạn đón xem:

Phản ứng: NaOH + AlCl3 dư → Al(OH)3 + NaCl

NaOH + AlCl3 dư → Al(OH)3 + NaCl (ảnh 1)

1. Phương trình phản ứng giữa NaOH và AlCl3 dư

3NaOH + AlCl3 Al(OH)3+ 3NaCl

2. Cách tiến hành phản ứng cho NaOH tác dụng với AlCl3

– Nhỏ từ từ đến dư AlCl3 vào ống nghiệm chứa sẵn 1 – 2 ml dung dịch NaOH.

3. Hiện tượng phản ứng cho NaOH tác dụng với AlCl3

– Xuất hiện kết tủa keo trắng.

4. Bản chất của các chất tham gia phản ứng

4.1 Bản chất của NaOH

NaOH là một bazo mạnh nên tác dụng được với muối AlCl3.

4.2 Bản chất của AlCl3

AlCl3 mang đầy đủ tính chất hoá học của muối nên tác dụng được với dung dịch bazo.

5. Tính chất hóa học của NaOH

5.1 Làm đổi màu chất chỉ thị

Dung dịch NaOH làm quỳ tím chuyển thành màu xanh.

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

Dung dịch NaOH làm phenolphthalein không màu chuyển sang màu đỏ, đổi màu methyl da cam thành màu vàng.

5.2 Natri hidroxit tác dụng với oxit axit

Khi tác dụng với axit và oxit axit trung bình, yếu thì tùy theo tỉ lệ mol các chất tham gia mà muối thu được có thể là muối axit, muối trung hòa hay cả hai.

Phản ứng với oxit axit: NO2, SO2, CO2

Ví dụ:

2NaOH + SO2 → Na2SO3 + H2O

NaOH + SO2→ NaHSO3

2NaOH + 2NO2→ H2O + NaNO2 + NaNO3 (tạo 2 muối )

NaOH + CO2 → NaHCO3

2NaOH + CO2→ Na2CO3 + H2O

3NaOH + P2O5 → Na3PO4↓ + 3H2O

NaOH + SiO2 → Na2SiO3

Phản ứng với SiO2 là phản ứng ăn mòn thủy tinh vì thế khi nấu chảy NaOH, người ta dùng các dụng cụ bằng sắt, niken hay bạc mà không dùng thủy tinh để chứa NaOH.

5.3 Natri hidroxit tác dụng với axit

Là một bazơ mạnh nên tính chất đặc trưng của NaOH là tác dụng với axit tạo thành muối tan và nước. Phản ứng này còn gọi là phản ứng trung hòa.

Ví dụ:

NaOH + HCl → NaCl+ H2O

NaOH + HNO3→ NaNO3+ H2O

2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O

3NaOH + H3PO4→ Na3PO4 + 3H2O

2NaOH + H2CO3 → Na2CO3 + 2H2O

5.4 Natri hidroxit tác dụng với muối

Natri hidroxit tác dụng với dung dịch muối tạo thành muối mới và bazơ mới.

Điều kiện để có phản ứng xảy ra: Muối tạo thành phải là muối không tan hoặc bazơ tạo thành phải là bazơ không tan.

Ví dụ:

2NaOH + CuSO4 → Na2SO4 + Cu(OH)2⏐↓

NaOH + MgSO4→ Mg(OH)2 + Na2SO4

2NaOH + MgCl2 → 2NaCl + Mg(OH)2

FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3+ 3NaCl

Cu(NO3)2 + 2NaOH → Cu(OH)2 + 2NaNO3

2NaOH + FeSO4 → Na2SO4 + Fe(OH)2↓ nâu đỏ

5.5 Natri hidroxit tác dụng với một số phi kim như Si, C, P, S, Halogen

Si + 2NaOH + H2O → Na2SiO3 + 2H2↑

C + NaOH nóng chảy → 2Na + 2Na2CO3 + 3H2

4P trắng + 3NaOH + 3H2O → PH3↑ + 3NaH2PO2

Cl2+ 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O

3Cl2 + 6NaOH → NaCl + NaClO3 + 3H2O

5.6 Dung dịch NaOH có khả năng hoà tan một hợp chất của kim loại lưỡng tính Al, Zn, Be Sn Pb

Ví dụ: Al, Al2O3, Al(OH)3

2NaOH + 2Al + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2

2NaOH + Al2O3→ 2NaAlO2 + H2O

NaOH + Al(OH)3→ NaAlO2 + 2H2O

Chất được tạo ra trong dung dịch có thể chứa ion Na[Al(OH)4], hoặc có thể viết

Al(OH)3 + NaOH → Na[Al(OH)4]

Tương tự, NaOH có thể tác dụng với kim loại Be, Zn, Sb, Pb, Cr và oxit và hiđroxit tương ứng của chúng.

6. Ứng dụng của NaOH

– Sản xuất các sản phẩm làm sạch và khử khuẩn. …

– Ứng dụng trong ngành Y học – Dược phẩm. …

– Ứng dụng trong chế tạo nguyên liệu, năng lượng. …

– Sử dụng trong xử lý nước. …

– Ứng dụng trong chế biến thực phẩm. …

– Ứng dụng trong sản phẩm gỗ và giấy. …

– Ứng dụng trong sản xuất công nghiệp khác.

7. Bài toán về sự lưỡng tính của Al(OH)3

Al(OH)3 là hiđroxit lưỡng tính:

+ Tác dụng với axit mạnh: Al(OH)3 + 3HCl → AlCl3 + 3HO

+ Tác dụng với dung dịch kiềm mạnh: Al(OH)3 + KOH → KAlO2 + 2H2O

Hay: Al(OH)3 + KOH → K[Al(OH)­4]

Phương trình ion thu gọn: Al(OH)3 + OH → AlO2 + 2H2O

6.1: Cho dung dịch OH tác dụng với dung dịch Al3+

Phương pháp giải:

Quá trình phản ứng

Al3++3OH−→Al(OH)3

Al(OH)3+OH−→AlO2−+2H2O

Cách 1: Tính theo phương trình hóa học.

Cách 2: Xét tỉ lệ k=nOH−nAl3+

Nếu k ≤ 3 thì khi đó nAl(OH)3=nOH−3

Nếu 3 < k < 4 thì khi đó nAl(OH)3=4nAl3+−nOH−

Cách 3: Ta có thể dùng sơ đồ phản ứng kết hợp với phương pháp bảo toàn nguyên tố, bảo toàn điện tích để giải nhanh.

6.2: Cho từ từ dung dịch H+ vào dung dịch AlO2−

Phương pháp giải:

Cách 1: Tính theo phương trình hóa học nối tiếp

Khi cho muối aluminat tác dụng với dung dịch axit xảy ra phản ứng:

AlO2−+H++H2O→Al(OH)3

Nếu H+ dư thì xảy ra tiếp:

Al(OH)3+3H+→Al3++3H2O

Chú ý: Nếu trong dung dịch có OH thì H+ sẽ phản ứng với OH trước, sau đó mới phản ứng với AlO2−

Cách 2: Xét phương trình hóa học song song

AlO2−+H++H2O→Al(OH)3(1)

AlO2−+4H+→Al3++2H2O(2)

Nếu nH+≤nAlO2− thì chỉ xảy ra (1), khi đó: nAl(OH)3=nH+

Nếu nH+>nAlO2− thì xảy ra cả (1) và (2), khi đó nH+=nAl(OH)3+4nAl3+nAlO2−=nAl(OH)3+nAl3+

Cách 3: Dùng bảo toàn nguyên tố.

8. Bài tập vận dụng liên quan

Câu 1: Cho 100 ml dung dịch AlCl3 0,15M vào 250 ml dung dịch NaOH 0,2M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 1,56 B. 0,78

C. 1,17 D. 1,30

Hướng dẫn giải

Đáp án B

nAlCl3=0,015mol→nAl3+=0,015mol

nNaOH=0,05mol→nOH−=0,05mol

Phương trình hóa học:

Al3++3OH−→Al0,015→0,045→0,015

Sau phản ứng, OH dư: 0,05 – 0,045 = 0,005 mol

Al+OH−→AlO2−+2H2O0,005←0,005

Sau phản ứng: nAl(OH)3=0,015−0,005=0,01mol

→ mkết tủa = 0,01.78 = 0,78 gam

Câu 2: Cho từ từ đến hết 100 ml dung dịch NaOH 1,5M vào 50 ml dung dịch AlCl3 1,5M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 12,4. B. 7,8.

C. 15,6. D. 3,9.

Hướng dẫn giải

Đáp án D

nNaOH=0,15mol→nOH−=0,15mol

nAlCl3=0,075mol→nAl3+=0,075mol

Xét tỉ lệ nOH−nAl3+=2<3

Khi đó nAl(OH)3=nOH−3=0,153=0,05mol→m=mAl(OH)3=0,05.78=3,9gam

Câu 3: Cho 200 ml dung dịch HCl 2M vào 100 ml dung dịch gồm NaOH 0,6M và NaAlO2 1M, phản ứng xong thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 7,80. B. 3,90.

C. 3,12. D. 1,56.

Hướng dẫn giải

Đáp án D

nHCl=0,4mol→nH+=0,4mol

nNaOH=0,06mol→nOH−=0,06mol

nNaAlO2=0,1mol→nAlO2−=0,1mol

Phương trình hóa học:

OH−+H+→H2O0,06→0,06

AlO2−+H++H2O→Al0,1→0,1→0,1

Al+3H+→Al3++3H2O0,08←0,24

Ta có: nAl(OH)3du=0,1−0,08=0,02mol→mAl(OH)3du=0,02.78=1,56gam

Câu 4: Cho 100 ml dung dịch HCl 0,5M vào 100 ml dung dịch NaAlO2 1M, phản ứng xong thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 3,90 B. 7,80.

C. 5,85. D. 4,68.

Hướng dẫn giải

Đáp án A

nHCl=0,05mol→nH+=0,05mol

nNaAlO2=0,1mol→nAlO2−=0,1mol

Ta thấy nH+<nAlO2− nên khi đó nAl(OH)3=nH+=0,05mol

→m=mAl(OH)3=0,05.78=3,9gam

Câu 5:Dùng hóa chất nào sau đây để phân biệt Zn(NO3)2 và Al(NO3)3 ?

A.Dung dịch NaOHB.Dung dịch Ba(OH)2

C.Dung dịch NH3D.Dung dịch nước vôi trong

Hướng dẫn giải

Đáp án C

Khi cho NH3 vào 2 dung dịch cả 2 dung dịch đều xuất hiện kết tủa hiđroxit, nhưng Zn(OH)2 tạo thành có khả năng tạo phức với NH3 nên kết tủa lại tan, còn với Al(OH)3 không tan trong NH3

Al(NO3)3 + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3↓ + 3NH4NO3

Zn(NO3)2 + 2NH3 + 2H2O → Zn(OH)2↓ + 2NH4NO3

Dung dịch amoniac có khả năng hòa tan hiđroxit hay muối ít tan của một số kim loại (Ag, Cu, Zn), tạo thành các dung dịch phức chất.

Câu 6: Hiện tượng nào xảy ra khi cho từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3?

A. Ban đầu không thấy hiện tượng, sau đó kết tủa xuất hiện

B. Xuất hiện kết tủa keo trắng ngay lập tức, sau đó kết tủa tan dần

C. Ban đầu không thấy hiện tượng, sau đó kết tủa xuất hiện, rồi tan dần.

D. Xuất hiện kết tủa keo trắng ngay lập tức và không tan.

Hướng dẫn giải

Đáp án B

Ban đầu có kết tủa keo trắng ngay lập tức

3NaOH + AlCl3 → Al(OH)3↓ + 3NaCl

Khi NaOH dư, kết tủa tan dần

NaOH + Al(OH)3 → NaAlO2 + 2H2O

Câu 7:Nhôm hiđroxit thu được từ cách làm nào sau đây?

A. Cho dư dung dịch HCl vào dung dịch natri aluminat.

B. Thổi dư CO2 vào dung dịch natri aluminat.

C. Cho dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3.

D. Cho Al2O3 tác dụng với nướC.

Hướng dẫn giải

Đáp án B

Nhôm hiđroxit thu được khi thổi dư CO2 vào dung dịch natri aluminat

Phương trình phản ứng:

NaAlO2 + CO2 + 2H2O → Al(OH)3↓ + NaHCO3.

Câu 8: Cho hỗn hợp X gồm Al và Al2O3 có tỉ lệ khối lượng tương ứng là 0,18 : 1,02. Cho X tan trong dung dịch NaOH vừa đủ thu được dung dịch Y và 0,672 lít khí H2 (đktc). Cho Y tác dụng với 200 ml dung dịch HCl được kết tủa Z. Nung Z ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi được 3,57g chất rắn. Nồng độ mol của dung dịch HCl là
A. 0,35M hoặc 0,45M. B. 0,07M hoặc 0,11M.

C. 0,07M hoặc 0,09M. D. 0,35M hoặc 0,55M.

Hướng dẫn giải

Đáp án D

nH2= 0,03

Bảo toàn electron: 3.nAl = 2.nH2

→ nAl = 0,02 → mAl = 0,54g

Al và Al2O3 có tỉ lệ khối lượng tương ứng là 0,18 : 1,02

mAl2O3= 0,540,18.1,02=3,06g

nAl2O3 = 0,03 mol

Bảo toàn nguyên tố Al →nNaAlO2 = nAl + 2. nAl2O3= 0,08 mol

nAl2O3thu được = 3,57 : 102 = 0,035 mol

nAl(OH)3= 0,07 mol

Trường hợp 1: NaAlO2 + HCl + H2O → Al(OH)3 + NaCl

nHCl = nAl(OH)3 = 0,07 mol

→ CM HCl = 0,070,2= 0,35M

Trường hợp 2:

NaAlO2+HCl+H2O→AlOH3+NaCl0,07←0,07←0,07mol

NaAlO2+4HCl→AlCl3+NaCl+2H2O(0,08−0,07)→0,04mol

→ nHCl = 0,11 mol

→ CM HCl = 0,110,2 = 0,55M

Câu 9:Để phân biệt dung dịch AlCl3 và dung dịch KCl ta dùng dung dịch

A.NaOH. B. HCl.

C.NaNO3 D. H2SO4.

Hướng dẫn giải

Đáp án A

Trích mẫu thử của hai dung dịch ra hai ống nghiệm có đánh số.

Nhỏ NaOH dư vào từng ống nghiệm

– Xuất hiện kết tủa trắng sau đó kết tủa tan: AlCl3

AlCl3 + 3NaOH → Al(OH)3↓ + 3NaCl

Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O

– Không có hiện tượng gì: KCl

Câu 10: Cho 3,24 gam Al2(SO4)3 phản ứng với 25 ml dung dịch NaOH thu được 0,78 gam kết tủa trắng. Nồng độ mol của dung dịch NaOH đã dùng là

A. 1,2M và 2,4M. B. 1,2M.

C. 2,8M. D. 1,2M và 2,8M.

Hướng dẫn giải

Đáp án D

nAl2(SO4)3 = 0,01 mol → nAl3+ = 2.nAl2(SO4)3 = 0,02 mol

mà nAl(OH)3= 0,7878 = 0,01 mol < 0,02 nên có 2 trường hợp

Trường hợp 1: nOH−min = 3.nAl(OH)3 = 0,03 mol

→ CM NaOH = 0,030,025 = 1,2M.

Trường hợp 2: nOH−max = 4.nAl3+ – nAl(OH)3 = 4.0,02 – 0,01 = 0,07 mol

→ CM NaOH = 0,070,025 = 2,8M

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung giải trí học tập và các kiến thức thú vị khác tại đây.

Chia sẻ bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chuyển hướng trang web