Soạn bài Chiến thắng Mtao Mxây (trích Đăm Săn – Sử thi Tây Nguyên)

1. Hãy tóm tắt diễn biến trận đánh để so sánh tài năng và phẩm chất của hai tù trưởng.

Diễn biến trận đánh qua 2 chặng:

– Đăm Săn khiêu chiến, Mtao Mxây đáp lại.

– Vào cuộc chiến:

+ Hiệp một: Mtao Mxây múa khiên trước, Đăm Săn vẫn giữ thái độ bình tĩnh, thản nhiên. Mặc dù đã lộ rõ sự kém cỏi, nhưng Mtao Mxây vẫn nói những lời huênh hoang.

+ Hiệp hai: Đăm Săn múa trước, Mtao Mxây hoảng hốt trốn chạy. Hắn chém Đăm Săn nhưng trượt, vội cầu cứu Hơ Nhị quăng cho miếng trầu.

Đăm Săn lấy được miếng trầu, trở nên mạnh mẽ hơn.

+ Hiệp ba: Đăm Săn múa và đuổi theo Mtao Mxây. Đăm Săn đâm trúng kẻ thù, nhưng áo hắn không thủng, chàng phải cầu cứu thần linh.

+ Hiệp bốn: Đăm Săn được thần linh giúp sức, đuổi theo và giết chết kẻ thù.

2. Phân tích những câu nói và hành động của đông đảo dân làng đối với việc thắng thua của hai tù trưởng để chỉ rõ thái độ và tình cảm  của cộng đồng Ê – đê đối với mục đích của cuộc chiến nói chung, đối với người anh hùng sử thi nói riêng.

– Cuộc đối thoại giữa Đăm Săn với dân làng:

+ Số lần đối đáp: cuộc đối thoại gồm 3 nhịp hỏi – đáp. Con số 3 mang biểu tượng cho số nhiều. Số lần hỏi đáp đó có sức phản ánh, cho  thấy lòng mến phục, thái độ hưởng ứng tuyệt đối.

+ Mỗi lần đối đáp có sự khác nhau: lần thứ nhất – Đăm Săn chỉ gõ vào một nhà, lần thứ hai gõ vào tất cả các nhà, lần thứ bao gõ vào mỗi nhà trong làng. Qua cả 3 lần thấy được sự trung thành của dân làng.

– Hành động của dân làng: kéo đến ăn uống linh đình, vui vẻ để ăn mừng cho Đăm Săn, cho chính mình. Dân làng đã chấp nhận Đăm Săn, vui vẻ ra nhập cộng đồng chung với một ý chí đoàn kết, thống nhất.

3. Phần cuối đoạn trích chú ý nhiều đến việc miêu tả cảnh chết chóc hay cảnh ăn mừng chiến thắng? Hãy phân tích ý nghĩa của sự lựa chọn ấy để làm rõ thái độ, cách nhìn nhận của tác giả về ý nghĩa thời đại của cuộc chiến tranh bộ tộc và về tầm vóc lịch sử của người anh hùng trong sự phát triển của cộng đồng.

– Phần cuối đoạn trích chú ý nhiều đến miêu tả cảnh ăn mừng chiến thắng với ý nghĩa:

+ Người anh hùng sử thi được toàn thể cộng đồng suy tôn tuyệt đối. Qua chiến thắng của cá nhân anh hùng, sử thi cho thấy sự vận động lịch sử của cả một cộng đồng tộc người.

+ Cuộc chiến tranh bộ tộc cho thấy bước đi của lịch sử vận động  phát triển, mở rộng lãnh thổ, đất đai của các bộ tộc Ê –đê.

4. Hãy phân tích giá trị miêu tả và biểu cảm của các câu văn có dùng lối so sánh, phóng đại khi miêu tả nhân vật, khung cảnh diễn ra sự việc.

– Câu văn dùng lối so sánh, phóng đại khi miêu tả nhân vật Mtao Mxây:

+ “Trông hắn dữ tợn như một vị thần”, “Ta như gà làng mới mọc cựa kliê, như gà rừng mới mọc cựa êchăm”, “múa kêu lạch xạch như quả mướp khô”, …

=>Giá trị miêu tả và biểu cảm: Mtao Mxây được so sánh với những vật yếu ớt, vô dụng. Các vật được so sánh đều rất thân thuộc, gần gũi với dân làng tạo nên cảm giác dễ hiểu.

– Câu văn dùng lối so sánh, phóng đại khi miêu tả nhân vật Đăm Săn:

+ “Một lần xốc tới, chàng vượt một đồi tranh. Một lần xốc tới nữa, chàng vượt một đồi lồ ô.”, “khi chàng múa chạy nước kiệu, quả núi ba lần rạn nứt, ba đồi tranh bật rễ bay tung”

=>Giá trị miêu tả và biểu cảm: Các hình ảnh, sự vật được so sánh lấy từ thế giới tự nhiên, vũ trụ. Dùng “vũ trụ” để đo kích cỡ nhân vật anh hùng là một cách phóng đại để đề cao anh hùng. Đó là phong cách nghệ thuật nổi bật của sử thi.

– Câu văn dùng lối so sánh, phóng đại khi miêu tả khung cảnh:

+ “đoàn người đông như bầy cà tong, đặc như bầy thiêu thân, ùn ùn như kiến như mối”, tôi tớ mang của cải về nhiều như ong đi chuyển nước, như vò vẽ đi chuyển hoa, như bầy trai gái đi giếng làng cõng nước.

+ khung cảnh miêu tả cảnh dân làng ăn mừng chiến thắng “cả một vùng nhão ra như nước”.

=>Giá trị miêu tả và biểu cảm: so sánh với sự vật, con vật gần gũi nơi núi rừng tạo sự  thân thuộc, dễ dàng hình dung. Từ đây người đọc hiểu hơn về thế giới quan của dân tộc Ê –đê, về văn hóa, phong tục của họ.

LUYỆN TẬP

Đoạn trích có nhắc đến việc Đăm Săn gặp ông trời, được ông bày cho cách đánh thắng Mtao Mxây. Theo anh (chị), vai trò của thần linh và vai trò của con người đối với cuộc chiến đấu và chiến thắng của Đăm Săn được thể hiện như thế nào?

Vai trò của thần linh đối với cuộc chiến đấu và chiến thắng của Đăm Săn:

+ Quan hệ giữa thần linh và con người rất gần gũi, mật thiết, thậm chí bình đẳng, thân tình. Đó là dấu vết của tư duy thần thoại cổ còn chi phối sự sáng tạo sử thi. Đó cũng là dấu vết của một xã hội chưa có sự phân hóa giai cấp rạch ròi.

+ Tuy có tham gia vào việc của con người, nhưng thần linh chỉ đóng vai trò “gợi ý”, “cố vấn” chứ không quyết định kết quả của cuộc chiến. Kết quả đó vẫn phụ thuộc vào hành động của người anh hùng.

Giaibaitap.me

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung học tập, giải trí và các kiến thức thú vị khác tại đây. Chúc các bạn lướt web vui vẻ !

Chia sẻ bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chuyển hướng trang web