Soạn bài Viết bài văn số 1: Cảm nghĩ về một hiện tượng đời sống (hoặc một tác phẩm văn học)

Đề 1: Ghi lại cảm nghĩ chân thực về những ngày đầu tiên bước vào trường trung học phổ thông.

Mở bài: Giới thiệu cảm xúc ban đầu khi lần đầu tiên bước vào trường trung học phổ thông.

Thân bài:

– Ấn tượng đầu tiên về ngôi trường mới, thầy cô và bạn bè mới.

+ Ngôi trường to, rộng, nhiều dãy nhà hơn trường cấp hai ngày xưa

+ Thầy cô và bạn bè đều là những người xa lạ, đến từ nhiều xã trong huyện hơn nhưng tất cả đều rất thân thiện và cởi mở.

– Những cảm xúc vỡ òa, những điều bỡ ngỡ khi đặt chân đến trường. (cảm thấy vui hay buồn, có thể hào hứng với những điều mới mẻ hoặc cảm thấy xa lạ với nơi đây và nhớ trường cũ).

– Cảm xúc mới mẻ đã khích lệ tinh thần học tập, bắt đầu một hành trình mới ở phổ thông như thế nào?

 + Những bài giảng đầu tiên như mở ra một chân trời tri thức mới

Kết bài: Nêu cảm xúc còn đọng lại mãi về ngày đầu tiên.

Đề 2: Thiên nhiên và đời sống của con người trong thời khắc chuyển mùa (sang thu, sang đông hoặc sang xuân… )

Mở bài: Giới thiệu thời khắc chuyển mùa khi trời sang thu.

Thân bài:

– Những biến đổi của thiên nhiên:

+ Tiết trời se se lạnh, những cơn gió nhè nhẹ, ánh nắng thu trong vắt, vàng óng.

+ Mỗi sớm mai, từng làn sương mỏng giăng giăng trên những mái nhà.

+ Trên cây những chiếc lá đã bắt đầu chuyển sang màu vàng, ngoài đường lá rụng nhiều hơn.

– Những thay đổi trong đời sống con người:

+ Thời tiết bắt đầu trở lạnh ngoài đường đã xuất hiện những chiếc áo thu đông ấm áp. Những em bé đã khoác những bộ áo đồng phục mùa đông đến trường. Người lớn thận trong hơn khi ra ngoài với chiếc áo ấm và chiếc mũ che làn sương mùa thu.

+ Con người như biếng lười hơn, muốn nằm mãi không dậy. Cảm giác muốn ngủ một giấc sâu hơn, ấm áp hơn trên chiếc giường yêu quý.

+ Có đôi lúc lòng buồn man mác nhưng cảm giác lại không rõ rệt.

+ Mùa thu đem lại cảm giác dễ chịu, lòng người cũng trở nên yên bình và ấm áp.

Kết bài: Khái quát lại cảm nghĩ khi mùa thu sang.

Đề 3: Một người thân yêu nhất của anh (chị).

Mở bài: Giới thiệu về mẹ

Thân bài:

– Mẹ là người giản dị nhất trên đời: không bao giờ biết phấn son, váy vóc là gì. Điều mẹ quan tâm nhất là cách sống có tình người và dành trọn cuộc đời cho việc giáo dục con cái nên người.

– Mẹ là người thân thương nhất trong lòng con:

+ Mẹ bên con những lúc con ốm đau, những trưa hè oi ả, mẹ thức quạt mát cho con yên giấc.

+ Tình yêu thương mẹ dành cho con là vô bờ bến, không quản nắng mưa mẹ đưa con đi học.

+ Mẹ dạy con học bài, trong mỗi bài học là bài học làm người.

– Tình yêu của mẹ không cất thành lời hát, không viết thành bài thơ, nhưng nó kết thành những trang nhật kí dày chan chứa tình mẹ, đó là từng giây, từng phút mẹ ôm ấp, vỗ về con.

Kết bài: Nêu cảm nghĩ về mẹ.

Đề 4: Nêu cảm nghĩ sâu sắc nhất về một câu chuyện anh (chị) đã học mà đến nay vẫn không thể nào quên.

Mở bài: Giới thiệu về câu chuyện “Chiếc lược ngà

Thân bài:

-Câu chuyện ấn tượng và cảm động với tình cảm cha con thời chiến.

+ chiến tranh là nguyên nhân khiến cha và con xa cách, chính nó là nguyên nhân gây hiểu lầm cho người con.

+ chi tiết cảm động khi con nhận cha và kỉ vật chiếc lược ngà chất chứa tình cảm sâu nặng cha dành cho người con bé bỏng.

– Chiến tranh gây đau thương, mất mát và nó đáng bị lên án.

-Tình cha con là biết diệt, dù là thời đại nào.

Kết bài: Nêu khái quát lại cảm xúc khi đọc bài thơ, nâng lên thành cảm xúc da diết, tình cha con bất diệt.

Đề 5: Phát biểu cảm nghĩ về một bài thơ hoặc tác phẩm văn học mà anh (chị) yêu thích.

Mở bài: Giới thiệu về bài thơ “Bạn đến chơi nhà

Thân bài:

-Câu đầu thông báo niềm vui khi bạn đến chơi nhà.

– Câu hai nói đến hoàn cảnh khó khăn và sự lúng túng khi tiếp đãi bạn.

Với hai câu đề Nguyễn Khuyến tạo ra tình huống oái ăm, bạn thân lâu ngày đến chơi muốn tiếp đãi tử tế mà không được.

-Bốn câu sau liệt kê những khó khăn, thiếu thốn của gia chủ.

“Ao sâu nước cả khôn chài cá

…..

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa”

-Câu cuối cùng khép lại với sự khẳng định tình bạn thiêng liêng, cao quý: sự chân thành của tình bạn, tình bạn mới là cái đáng quý nhất.

Kết bài: Khái quát lại cảm xúc về bài thơ, về tình cảm thiêng liêng mà Nguyễn Khuyến muốn gửi gắm.

 Giaibaitap.me

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung học tập, giải trí và các kiến thức thú vị khác tại đây. Chúc các bạn lướt web vui vẻ !

Chia sẻ bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chuyển hướng trang web