1. Mỗi văn bản trên được người nói (người viết) tạo ra trong loại hoạt động nào?Để đáp ứng nhu cầu gì? Dung lượng (số câu) ở mỗi văn bản như thế nào?
Mỗi văn bản được tạo ra:
– Trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
– Đáp ứng nhu cầu trao đổi kinh nghiệm sống, trao đổi tình cảm và thông tin chính trị – xã hội.
– Dung lượng có thể là một câu, hơn một câu, hoặc một số lượng câu khá lớn.
2. Mỗi văn bản trên đề cập đến vấn đề gì? Vấn đề đó được triển khai nhất quán trong toàn bộ văn bản như thế nào?
Mỗi văn bản trên đề cập đến:
– Văn bản 1: hoàn cảnh sống có thể tác động đến nhân cách con người theo hướng tích cực hoặc tiêu cực.
– Văn bản 2: thân phận đáng thương của người phụ nữ trong xã hội cũ: hạnh phúc không phải do họ tự định đoạt, mà phụ thuộc vào sự may rủi.
– Văn bản 3: kêu gọi cả cộng đồng thống nhất ý chí và hành động để chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.
Các vấn đề trong văn bản được triển khai nhất quán trong toàn bộ văn bản.
– Văn bản 1: văn bản có tính hoàn chỉnh về nội dung, nhằm thực hiện mục đích giao tiếp khuyên răn con người.
– Văn bản 2: văn bản có tính hoàn chỉnh về nội dung nói lên thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.
– Văn bản 3: văn bản tập trung thể hiện chủ đề lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, văn bản triển khai chủ đề này một cách trọn vẹn. Các câu trong văn bản có sự liên kết chặt chẽ, cả văn bản có kết cấu mạch lạc.
3. Ở những văn bản có nhiều câu (các văn bản 2 và 3), nội dung của văn bản được triển khai mạch lạc qua từng câu, từng đoạn như thế nào? Đặc biệt ở văn bản 3, văn bản còn được tổ chức theo kết cấu 3 phần như thế nào?
Văn bản 2: Nội dung của văn bản được triển khai mạch lạc qua từng câu:
-“Thân em như hạt mưa rào”: ví von thân phận người phụ nữ như hạt mưa.
– “Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa”: từ việc giới thiệu hạt mưa ở câu trên, câu dưới nói đến hạt mưa rơi vào những địa điểm khác nhau, có nơi tầm thường, có nơi lại tràn đầy hương sắc của đất trời. Hai câu được kết nối chặt chẽ qua từ “hạt” được lặp lại, và có sự phát triển về nội dung ở câu thơ thứ hai.
– “Thân em như hạt mưa sa”: tiếp tục ví von thân em như hạt mưa khác, nhưng cùng chung nội dung nói về thân phận người phụ nữ nên câu thơ không bị lạc giọng.
– “Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày”: câu thứ tư lại nói về thân phận hạt mưa bị phân chia rơi vào nơi vất vả hay giàu sang, hạnh phúc. Tiếp tục được liên kết với câu trên bằng từ “hạt”, và phát triển nội dung của câu ba.
Văn bản 3: Nội dung của văn bản được triển khai mạch lạc qua ba phần:
– Mở bài: (từ đầu đến “nhất định không chịu làm nô lệ”) : nêu lí do của lời kêu gọi.
– Thân bài: (tiếp theo đến “Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước”) : nêu nhiệm vụ cụ thể của mỗi công dân yêu nước.
– Kết bài: (phần còn lại): khẳng định quyết tâm chiến đấu và sự tất thắng của cuộc chiến đấu chính nghĩa.
=> Ba phần có sự liên kết, bổ sung cho nhau, phần mở bài làm tiền đề cho phần thân, đi từ lí do đến nhiệm vụ cụ thể và cuối cùng là thể hiện niềm tin tất thắng.
4. Về hình thức, văn bản 3 có dấu hiệu mở đầu và kết thúc như thế nào?
– Mở đầu: tiêu đề “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”
– Kết thúc: dấu ngắt câu (!).
5. Mỗi văn bản trên được tạo ra nhằm mục đích gì?
– Văn bản 1: khuyên răn con người nên lựa chọn môi trường, bạn bè để sống tốt.
– Văn bản 2: tâm sự về thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, đồng thời lên án các thế lực chà đạp lên người phụ nữ.
– Văn bản 3: kêu gọi thống nhất ý chí và hành động của cộng đồng để chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.
II. CÁC LOẠI VĂN BẢN
1. So sánh các văn bản 1,2 với văn bản 3 về các phương diện:
So sánh |
Văn bản 1 |
Văn bản 2 |
Văn bản 3 |
Vấn đề |
Hoàn cảnh sống có thể tác động đến nhân cách con người theo hướng tích cực hoặc tiêu cực.
|
Thân phận đáng thương của người phụ nữ trong xã hội cũ: hạnh phúc không phải do họ tự định đoạt, mà phụ thuộc vào sự may rủi. |
Kêu gọi cả cộng đồng thống nhất ý chí và hành động để chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.
|
Lĩnh vực |
Quan hệ giữa con người và hoàn cảnh sống. |
Tình cảm con người. |
Tư tưởng trong đời sống xã hội. |
Từ ngữ |
Ngôn ngữ nghệ thuật |
Ngôn ngữ nghệ thuật |
Ngôn ngữ chính luận |
Cách thức thể hiện nội dung |
Tục ngữ – qua hình ảnh đèn, mực |
Ca dao – qua hình ảnh hạt mưa |
Lời kêu gọi- qua lập luận. |
2. So sánh các văn bản 2,3 với:
So sánh |
Văn bản 2 |
Văn bản 3 |
Văn bản Toán |
Đơn xin nghỉ học |
Vấn đề |
Thân phận đáng thương của người phụ nữ trong xã hội cũ: hạnh phúc không phải do họ tự định đoạt, mà phụ thuộc vào sự may rủi. |
Kêu gọi cả cộng đồng thống nhất ý chí và hành động để chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.
|
|
Xin nghỉ học |
Lĩnh vực |
Tình cảm con người. |
Tư tưởng trong đời sống xã hội. |
Khoa học tự nhiên |
Hành chính
|
Từ ngữ |
Ngôn ngữ nghệ thuật |
Ngôn ngữ chính luận |
Ngôn ngữ khoa học Toán học |
Ngôn ngữ hành chính (đơn) |
Cách thức thể hiện nội dung |
Ca dao – qua hình ảnh hạt mưa |
Lời kêu gọi- qua lập luận. |
Qua lập luận
|
Qua lập luận |
Nhận xét:
Văn bản |
Phạm vi sử dụng |
Mục đích giao tiếp |
Lớp từ ngữ |
Kết cấu, trình bày |
Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt |
Trong sinh hoạt, đời sống hàng ngày. |
Trao đổi, chia sẻ thông tin |
Ngôn ngữ sinh hoạt |
Đa dạng, linh hoạt |
Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật |
Trong lĩnh vực văn chương |
Giới thiệu vẻ đẹp văn học, văn – thể – mĩ. |
Ngôn ngữ nghệ thuật văn học |
Linh hoạt theo thể loại (thơ, văn xuôi,…) |
Phong cách ngôn ngữ khoa học |
Trong lĩnh vực khoa học |
Giới thiệu tri thức khoa học |
Ngôn ngữ khoa học |
Linh hoạt |
Phong cách ngôn ngữ hành chính |
Trong lĩnh vực hành chính, công vụ |
Giải quyết các vấn đề trong công việc, cuộc sống |
Ngôn ngữ hành chính |
Theo quy định của từng văn bản |
Phong cách ngôn ngữ chính luận |
Trong công việc, đời sống |
Giải quyết các vấn đề trong công việc, cuộc sống |
Ngôn ngữ chính luận |
Theo quy định của từng văn bản |
Phong cách ngôn ngữ báo chí |
Trong lĩnh vực báo chí |
Viết về các vấn đề trong đời sống – xã hội |
Ngôn ngữ báo chí |
Linh hoạt theo thể loại |
Giaibaitap.me
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung học tập, giải trí và các kiến thức thú vị khác tại đây. Chúc các bạn lướt web vui vẻ !