Soạn bài Chữ người tử tù

Bài soạn Chữ người tử tù (Ngắn Gọn) được tổng hợp bởi giaibaitap.pro.vn, giúp bạn soạn bài và học tốt ngữ văn 10, có tác động tích cực đến kết quả học tập văn lớp 10 của bạn, bạn sẽ có những lời giải hay, những bài giải sách giáo khoa ngữ văn lớp 10, đạt điểm tốt.

Tham khảo thêm :

hướng dẫn soạn bài Chữ người tử tù

Mục lục
Nội Dung

Theo bạn, viên quản ngục sẽ đối xử với nhân vật Huấn Cao như thế nào? Chi tiết nào ở phần 1 có thể khiến bạn suy đoán như vậy?

Hướng dẫn trả lời

Dựa vào những hành động, những lời dặn dò của viên quản ngục với thầy thơ lại, quản ngục không những không lo sợ mà còn tỏ ý ngưỡng mộ tài viết chữ của Huấn Cao và chắc chắn sẽ đối xử với Huấn Cao một cách vô cùng đặc biệt, hậu hĩnh thông qua chi tiết bảo thầy thơ lại sai ngục tốt dọn dẹp lại cái buồng nơi Huấn Cao sẽ ở.

Huấn Cao đã chấp nhận sự “biệt đãi” của viên quản ngục như thế nào?

Hướng dẫn trả lời

Huấn Cao đã chấp nhận sự biệt đãi của viên quản ngục bằng một sự thản nhiên nhận rượu thịt, coi như đó là một việc vẫn làm trong cái hứng sinh bình lúc chưa bị giam cầm.

Nhân vật Huấn Cao khuyên quản ngục điều gì? Quản ngục có thái độ như thế nào trước lời khuyên đó?

Hướng dẫn trả lời

Nhân vật Huấn Cao khuyên quản ngục hãy thoát khỏi chốn lẫn lộn này để giữ cho mình nhân cách cao đẹp vốn có bởi ở đây khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi.

Thái độ của quản ngục trước lời khuyên của Huấn Cao: cảm động, vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào: “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”.

Câu 1 trang 27 SGK Ngữ văn 10 tập 1 sách KNTT- Chữ người tử tù

Hãy xác định tình huống truyện trong Chữ người tử tù.

Hướng dẫn trả lời

Tình huống truyện của Chữ người tử tù: cuộc gặp gỡ éo le của hai con người có thiên lương trong sáng và yêu cái đẹp.

Huấn Cao và quản ngục, trên bình diện xã hội, hoàn toàn đối lập nhau. Huấn Cao là tên cầm đầu cuộc nổi loạn này bị bắt giam, đang chờ ngày ra pháp trường để chịu tội. Còn viên quản ngục là người có chức quyền ở nơi Huấn Cao đợi ngày thi hành án. Tuy nhiên, trên bình diện nghệ thuật, họ là tri âm, tri kỉ với nhau. Tình huống độc đáo này đã làm nổi bật vẻ đẹp hình tượng của hai nhân vật chính.

Câu 2 trang 27 Ngữ văn 10 tập 1 sách KNTT- Chữ người tử tù

Lời kể về nhân vật quản ngục (trong phần 1) là của ai? Nó tác động đến cách nhìn của bạn về nhân vật này như thế nào?

Hướng dẫn trả lời

Lời kể về nhân vật quản ngục trong phần 1 là lời kể của tác giả. Lời kể ấy giúp chúng ta có cái nhìn trực quan hơn, chính xác hơn về vẻ đẹp của nhân vật viên quản ngục.

Câu 3 trang 27 Ngữ văn 10 tập 1 sách KNTT -Chữ người tử tù

Sự kiện nào đã tạo nên bước chuyển trong thái độ của Huấn Cao với quản ngục? Sau sự kiện ấy, mối quan hệ của họ đã thay đổi như thế nào?

Hướng dẫn trả lời

Sự kiện đã tạo nên bước chuyển trong thái độ của Huấn Cao với quản ngục: khi thầy thơ lại kể cho Huấn Cao hiểu rõ nỗi lòng của quản ngục.

Sau sự kiện ấy, Huấn Cao đã thay đổi góc nhìn, cách nghĩ của mình về viên quản ngục và đồng ý cho viên quản ngục chữ của mình. Họ không còn viên quản ngục và tử tù Huấn Cao nữa mà đã chuyển thành những người bạn tri âm, tri kỉ.

Chia sẻ bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chuyển hướng trang web