Soạn bài Củng cố mở rộng trang 37 (ngắn nhất) kết nối tri thức

Ba truyện kể 

Câu 1 (trang 37, SGK Ngữ văn 10, tập 1)

Ba truyện kể Thần Trụ Trời, Thần Sét, Thần Gió giúp bạn hiểu được gì về đặc điểm nội dung và nghệ thuật của truyện thần thọai?

Lời giải: 

– Nội dung: lí giải những hiện tượng tự nhiên và đời sống xã hội, thể hiện niềm tin của con người cổ sơ cũng như những khát vọng tinh thần có ý nghĩa lâu dài của nhân loại. 

– Nghệ thuật

+ Cốt truyện đơn tuyến, tập trung vào một nhân vật hoặc một tổ hợp nhiều cốt truyện đơn

+ Nhân vật thường là các vị thần hoặc những con người có nguồn gốc thần linh, có năng lực siêu nhiên với hình dạng khổng lồ, sức mạnh phi thường

+ Thời gian phiếm chỉ, mang tính ước lệ và không gian vũ trụ với nhiều cõi khác nhau

+ Lối tư duy hồn nhiên, chất phác, trí tưởng tượng bay bổng, lãng mạn

Câu 2 (trang 37, SGK Ngữ văn 10, tập 1)

Vẽ sơ đồ hoặc bảng tổng hợp về các văn bản đã học theo gợi ý sau.

Lời giải:

Tác phẩm

Ngôi kể

Nhân vật chính

Sự kiện chính

Thần Trụ Trời

Thứ ba

Thần Trụ Trời

Thần ở trong đám mờ mịt hỗn độn không biết đã từ bao lâu, bỗng đứng dậy dùng đầu đội trời lên rồi đào đất, đá đắp thành một cái cột vừa to vừa cao để chống trời

Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên

Thứ ba

Ngô Tử Văn

Ngô Tử Văn đốt đền có tên tướng tác yêu tác quái, sau đó xuống âm phủ để kiện tên tướng đó. 

Chữ người tử tù

Thứ ba

Huấn Cao

Cuộc gặp gỡ đầy éo le giữa Huấn Cao – một người tài hoa, khí phách, đấu tranh để lật đổ xã hội hiện hành và viên quan ngục – một người yêu cái đẹp nhưng lại đại diện cho cái xã hội mà người kia muốn lật đổ. 

Câu 3 (trang 37, SGK Ngữ văn 10, tập 1)

Tìm đọc một số truyện thần thoại Việt Nam và thế giới. Chọn một tác phẩm mà bạn yêu thích để chỉ ra các yếu tố đặc trưng của truyện thần thoại: cốt truyện, thời gian, không gian, nhân vật, lời kể,…

Lời giải: 

* Một số truyện thần thoại như: 

– Về nguồn gốc vũ trụ và các hiện tượng tự nhiên: Thần trụ trời, Ông Trời, Nữ thần Mặt Trăng, Thần Mặt trời, Thần Mưa…

– Về nguồn gốc các loài động thực vật: Cuộc tu bổ các giống vật, Thần Lúa…

– Về nguồn gốc con người và nguồn gốc các dân tộc ở Việt Nam: Ông Trời, Thần Nông, Mười hai bà mụ, Nữ Oa-Tứ Tượng, Lạc Long Quân-Âu Cơ…

– Về các anh hùng thời khuyết sử, các anh hùng văn hóa, tổ sư các nghề: Sơn Tinh-Thuỷ Tinh, Nữ thần nghề mộc, Thạch Sanh, Thánh Gióng…

– Thần thoại Việt bị truyền thuyết hóa: Truyền thuyết vua Hùng…

– Thần thoại còn biến tướng trong Phật thoại, Tiên thoại, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn và cả truyện cười: Cóc kiện Trời, Chử Đồng Tử… hoặc mang dấu ấn của xã hội nguyên thủy như Trầu Cau, Hòn Vọng Phu, Sao Hôm Sao Mai…

Câu 4 (trang 37, SGK Ngữ văn 10, tập 1)

Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một chi tiết tiêu biểu trong tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Nguyễn Dữ) hoặc Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân). 

Lời giải: 

Tham khảo 1:

Tình huống truyện trong “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân là cuộc gặp gỡ đầy éo le giữa Huấn Cao – một người tài hoa, khí phách, đấu tranh để lật đổ xã hội hiện hành và viên quan ngục – một người yêu cái đẹp nhưng lại đại diện cho cái xã hội mà người kia muốn lật đổ. Nguyễn Tuân đã tạo ra nút thắt khi để Huấn Cao cho rằng viên quản ngục là một kẻ xấu, đại diện cho những kẻ cầm quyền độc ác mà không cho phép ông đặt chân đến buồm giam. Chỉ khi nghe thầy thơ lại kể rõ sự tình, nút thắt mới được mở, Huấn Cao hiểu được những sở nguyện cao đẹp của viên quản ngục. Từ đó, Nguyễn Tuân đã tạo nên một cảnh tượng “xưa nay chưa từng có” – đó chính là cảnh Huấn Cao cho chữ viên quản ngục. Qua tình huống truyện, Nguyễn Tuân đã khắc hoạ tính cách từng nhân vật, đồng thời làm nổi bật vẻ đẹp của cái tài, cái đẹp, cái thiện lương trong sáng. 

Tham khảo 2:

 Trong Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân đã xây dựng được một tình huống truyện độc đáo. Hai nhân vật Huấn Cao và quản ngục, trên bình diện xã hội, hoàn toàn đối lập với nhau. Một người là tên “đại nghịch”, cầm đầu cuộc nổi loạn nay bị bắt giam, đang chờ ngày ra pháp trường để chịu tội ; còn một người là quản ngục, kẻ đại diện cho cái trật tự xã hội đương thời. Nhưng cả hai nhân vật này đều là những con người có tâm hồn nghệ sĩ, trên bình diện nghệ thuật, họ là tri âm, tri kỉ với nhau. Nguyễn Tuân đã đặt những nhân vật của mình vào chốn ngục tù tối tăm nhơ bẩn, tạo nên cuộc gặp gỡ kì lạ của họ. Nguyễn Tuân đã tạo ra một tình huống độc đáo : Mối quan hệ đặc biệt éo le, đầy trớ trêu giữa những tâm hồn tri âm, tri kỉ. Tác giả đã đặt những nhân vật này trong một tình thế đối địch: tử tù và quản ngục. Chính tình huống độc đáo này đã làm nổi bật vẻ đẹp của hình tượng Huấn Cao, làm sáng tỏ “tấm lòng biệt nhôm liên tài” của viên quản ngục, đồng thời cũng thể hiện sâu sắc chủ đề của tác phẩm.

Giaibaitap.me

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung học tập, giải trí và các kiến thức thú vị khác tại đây. Chúc các bạn lướt web vui vẻ !

Chia sẻ bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chuyển hướng trang web