1. Từ tượng thanh và từ tượng hình.
Câu 1:
– Từ tượng thanh: từ mô phỏng âm thanh của sự vật: ầm ầm, chí chát, lanh lảnh, (cười) ha hả,…
– Từ tượng hình: từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật: ngoằn ngoèo, lêu nghêu, thấp thoáng,…
Câu 2: Một số tên loài vật là từ tượng thanh: tắc kè, (chim) chích, (chim) tu hú, (chim) bìm bịp, mèo,…
Câu 3: Các từ tượng hình lốm đốm, lê thê, loáng thoáng, lồ lộ cho ta hình ảnh, trạng thái của đám mây một cách sinh động.
2. Một số phép tu từ từ vựng
Câu 1: Nhắc lại khái niệm các phép tu từ từ vựng:
– So sánh: đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm.
– Ẩn dụ: gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm.
– Nhân hóa: gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật,… bằng từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả người làm cho con vật, cây cối, đồ vật,… trở nên gần gũi.
– Nói quá: phép tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng nhằm nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
– Nói giảm nói tránh: là phép tu từ nói giảm mức độ, quy mô, tính chất của sự vật hoặc tránh gọi tên sự vật theo cách thông thường nhằm bớt đi cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề, thô bạo, thiếu tế nhị,…
– Điệp ngữ: lặp lại từ ngữ, câu để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh.
– Chơi chữ: lợi dụng đặc sắc về âm, nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước,.. làm cho câu văn hấp dẫn, thú vị.
Câu 2: Phân tích nét nghệ thuật độc đáo của một số câu thơ trong Truyện Kiều:
a. Phép ẩn dụ tu từ: từ hoa, cánh dùng để chỉ Thúy Kiều và cuộc đời của nàng, từ cây, lá dùng để chỉ gia đình của Thúy Kiều và cuộc sống của họ. Ý nói Thúy Kiều bán mình để cứu gia đình.
b. Phép so sánh tu từ: so sánh tiếng đàn của Thúy Kiều với tiếng hạc, tiếng suối, tiếng gió thoảng, tiếng trời đổ mưa.
c. Phép nói quá: Thúy Kiều có sắc đẹp đến mức Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh. Thúy Kiều không chỉ đẹp mà còn có tài: Một hai nghiêng nước nghiêng thành – Sắc đành đòi một, tài đành họa hai. Nhờ biện pháp nói quá, Nguyễn Du đã thể hiện đầy ấn tượng một nhân vật tài sắc vẹn toàn.
d. Phép nói quá: Gác Quan Âm, nơi Thúy Kiều bị Hoạn Thư bắt ra chép kinh, rất gần với phòng đọc sách của Thúc Sinh. Tuy cùng ở trong khu vườn nhà Hoạn Thư, gần nhau trong gang tấc, nhưng giờ đây hai người cách trở gấp mười quan san. Bằng lối nói quá, Nguyễn Du cực tả sự xa cách giữa thân phận, cảnh ngộ của Thúy Kiều và Thúc Sinh.
e. Phép chơi chữ: tài và tai.
Câu 3:
a. Phép điệp ngữ (còn) và dùng từ đa nghĩa (say sưa). Say sưa vừa được hiểu là chàng trai vì uống nhiều rượu mà say, vừa được hiểu là chàng trai say đắm vì tình. Nhờ cách nói đó mà chàng trai đã thể hiện tình cảm của mình mạnh mẽ mà kín đáo.
b. Tác giả dùng phép nói quá để nói về sự lớn mạnh của nghĩa quân Lam Sơn.
c. Nhờ phép so sánh mà nhà thơ đã miêu tả sắc nét và sinh động âm thanh của tiếng suối và cảnh rừng dưới đêm trăng (trăng rất sáng khiến cảnh vật hiện rõ đường nét).
d. Phép nhân hóa: nahf thơ đã nhân hóa ánh trăng, biến trăng thành người bạn tri âm tri kỉ (Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ). Nhờ phép nhân hóa mà thiên nhiên trong bài thơ trở nên sống động hơn, có hồn hơn và gắn bó với con người hơn.
c. Phép ẩn dụ tu từ: từ mặt trời trong câu thơ thứ hai chỉ em bé trên lưng mẹ. Ẩn dụ này thể hiện sự gắn bó của đứa con với người mẹ, đó là nguồn sống, nguồn nuôi dưỡng niềm tin của mẹ vào ngày mai.
Giaibaitap.pro.vn
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung giải trí học tập và các kiến thức thú vị khác tại đây.