Câu 1
Câu 1 (trang 34, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Trong truyện này ai là nhân vật chính?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ ngữ liệu và chú ý đến ngôi kể của văn bản.
Lời giải chi tiết:
Đáp án: A – Nhân vật “tôi”.
Câu 2
Câu 2 (trang 34, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Giọng điệu của người kể chuyện như thế nào?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ ngữ liệu và chú ý đến giọng điệu của người kể chuyện.
Lời giải chi tiết:
Đáp án: B – Bông lợm, châm biếm.
Câu 3
Câu 3 (trang 34, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Thủ đoạn mà nhân vật “tôi” đã làm với cô Thơm là gì?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ ngữ liệu chú ý việc làm nhân vật “tôi” làm với cô Thơm.
Lời giải chi tiết:
Đáp án: C – Gài bẫy, bắt giam.
Câu 4
Câu 4 (trang 35, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Hành động, lời nói, thái độ của cô Thơm thể hiện tính cách gì?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ ngữ liệu, tập trung vào nhân vật Thơm khi bị gài bẫy và bắt giam.
Lời giải chi tiết:
Đáp án: C – Trong sáng, can đảm.
Câu 5
Câu 5 (trang 35, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Diễn biến tâm trạng và hành động của “dượng rể” cho thấy nhân vật này là người như thế nào?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ ngữ liệu, tập trung vào nhân vật “dượng” khi nhân vật “tôi” thú nhận tội lỗi.
Lời giải chi tiết:
Đáp án: B – Khoan dung, nghĩa tình.
Câu 6
Câu 6 (trang 35, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Hãy tóm tắt văn bản bằng cách sắp xếp các sự kiện chính theo trật tự thời gian. Từ đó nêu nhận xét của em về cốt truyện.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ ngữ liệu, xác định được nội dung chính của văn bản, sau đó sắp xếp các sự kiện chính.
Lời giải chi tiết:
– Tóm tắt:
+ Nhân vật “tôi” vì ham hư vinh, tiền tài cho nên đã bắt tay với địch lừa bắt nhốt cô Thơm giao cho giặc.
+ Cô Thơm bị giặc hành hạ nhưng cô rất can đảm không khai ra điều gì và đã bị chúng giết chết.
+ Nhân vật “tôi” về gặp “dượng rể” phát hiện cô Thơm chính là con gái của mình. Ông rất đau lòng khi con gái bị lừa vào tay giặc và chết.
+ Nhân vật “tôi” thú nhận với “dượng rể” về những gì mình làm.
+ “Dượng rể” rất tức giận nhưng ông kìm lại được và tha thứ cho nhân vật “tôi”.
+ Nhân vật “tôi” đứng trước mộ của cô gái để xin tha thứ.
– Nhận xét:
+ Các sự kiện được sắp xếp có đầu cuối, có mở đầu có cao trào của câu chuyện và kết thúc cũng là nút mở cho những vấn đề xảy ra.
Câu 7
Câu 7 (trang 35, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Câu chuyện diễn ra trong bối cảnh như thế nào? Bối cảnh ấy giúp em hiểu rõ hơn điều gì về nội dung và ý nghĩa của câu chuyện?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ ngữ liệu, chú ý vào thời gian xuất hiện trong câu chuyện. Từ đó rút ra nội dung và ý nghĩa của câu chuyện.
Lời giải chi tiết:
– Câu chuyện diễn ra trong bối cảnh khi đất nước bị quân Pháp xâm chiếm.
– Từ bối cảnh đó khiến cho em hiểu được con người sống trong bối cảnh bị Pháp xâm lược cũng bị tha hóa theo, những người không có chính kiến, không có tinh thần vững thì rất dễ bị sa ngã và làm ra những điều sai lầm. Chính những tia sáng, ánh sáng quê hương sẽ soi sáng dẫn đường con người sửa chữa sai lầm.
Câu 8
Câu 8 (trang 35, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Tâm trạng của nhân vật “tôi” khi về thăm ngoại diễn biến ra sao?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ ngữ liệu, chú ý vào đoạn khi nhân vật “tôi” cùng chị gái về quê ngoại để thấy được tâm trạng diễn biến như thế nào.
Lời giải chi tiết:
* Tâm trạng
– Nhân vật “tôi” háo hức mong muốn về quê.
– Sợ hãi hoảng hốt khi biết cô Thơm chính là con gái của “dượng”.
– Ăn năn, hối lỗi, mong nhận được sự tha thứ khi nhận lỗi với ‘dượng”.
– Buồn bã, yên bình khi đứng trước mộ cô Thơm và được ánh sáng quê hương soi sáng dẫn đường.
Câu 9
Câu 9 (trang 35, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Em có nhận xét gì về kết nối giữa nhân vật “tôi” và người kể chuyện trong văn bản Nắng đẹp miền quê ngoại?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ ngữ liệu, tìm ra sự kết nối giữa nhân vật “tôi” và người kể chuyện.
Lời giải chi tiết:
Có mối liên hệ: Nhân vật “tôi” và người kể chuyện rất gắn bó, có thể hiểu hết được tâm trạng, tinh thần của đối phương
Câu 10
Câu 10 (trang 35, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Thiên nhiên và con người miền quê ngoại như thế nào? Hãy ghi lại suy nghĩ và cảm nhận của em trong đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng).
Phương pháp giải:
Ghi lại suy nghĩ của bản thân sau khi tìm hiểu xong văn bản.
Lời giải chi tiết:
Cũng là những con người chịu ảnh hưởng bởi khói lửa khốc liệt. Cả dượng và em Thơm đều giữ được cái trong sạch, cái bao dung và không chịu khuất phục. Còn “tôi” thì vì cái lợi của bản thân mà đánh mất lương tâm của mình. Khung cảnh về bức tranh thiên nhiên buổi chiều ở quê ngoại lại mở ra. Qua ngòi bút của tác giả cái nắng chiều hiện lên thật đẹp, với những biển cỏ bao cùng với nắng chiều được phủ một lớp men vàng lấp lánh. Cái khung cảnh này thật đối lập với tâm trạng của tôi khi đứng trước mộ của em Thơm. Có những thứ xấu xa tồn tại như muốn hủy đi sự tươi đẹp của cuộc sống này. Những khung cảnh thiên nhiên đẹp đẽ này, cùng với những con người tốt đẹp, như rọi một thứ ánh sáng vào tâm hồn của nhân vật. Nhân vật như được gội rửa những thư tăm tối, xấu xa của tâm hồn nhờ thứ ánh nắng soi rọi của miền quê ngoại.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung học tập, giải trí và các kiến thức thú vị khác tại đây. Chúc các bạn lướt web vui vẻ !