Tác giả Cao Huy Thuần – Cuộc đời và sự nghiệp

Bài viết Tác giả Cao Huy Thuần - Cuộc đời và sự nghiệp giới thiệu đến bạn đọc những nét tiêu biểu về cuộc đời cũng như những thành tựu trong suốt quá trình sự nghiệp của nhà văn Cao Huy Thuần.

Tác giả Cao Huy Thuần – Cuộc đời và sự nghiệp

Tác giả Cao Huy Thuần - Cuộc đời và sự nghiệp (ảnh 1)

1. Tiểu sử nhà văn Cao Huy Thuần

Quê quán: sinh tại Huế, là người Việt sinh sống tại Pháp từ năm 1964

Cuộc đời: Ông học đại học Luật Sài Gòn (1955-1960), dạy đại học Huế (1962-1964), xuất bản tờ báo Lập Trường (1964) trước khi qua Pháp du học. Đầu năm 1969, ông bảo vệ luận án tiến sĩ tại Đại học Paris và sau đó là Giám đốc Trung tâm nghiên cứu về Cộng đồng châu Âu tại Đại học Picardie. Trước khi về hưu ông là giáo sư giảng dạy tại Đại học Picardie, Pháp. Cũng như một số trí thức Việt kiều khác, ông thường xuyên về Việt Nam tham dự các cuộc hội thảo về các lĩnh vực chính trị, xã hội. Năm 2017 ông được Quỹ Văn Hoá Phan Châu Trinh trao giải thưởng “Vì sự nghiệp văn hoá và giáo dục”. Ông đã in rất nhiều tác phẩm bằng tiếng Pháp về khoa học chính trị và quan hệ quốc tế. Với tiếng Việt, ông cũng đã in và viết rất nhiều bài báo tại Việt Nam và được đánh giá là các tác phẩmvăn chương chính trị.

2. Sự nghiệp văn học của nhà văn Cao Huy Thuần

  • Thượng đế, Thiên nhiên, Người, Tôi và Ta (Triết lý luật và tư tưởng Phật giáo). Nhà xuất bản TP Hồ Chí Minh, 2000; tái bản: NXB Hồng Đức/Khai Tâm, 2017
  • Giáo sĩ thừa sai và chính sách thuộc địa của Pháp tại Việt Nam, 1857-1914. Nhà xuất bản Tôn giáo, 2002; tái bản NXB Hồng Đức/Phương Nam, 2014
  • Từ Đông sang Tây (chủ biên cùng với Nguyễn Tùng, Trần Hải Hạc, Vĩnh Sính) Nhà xuất bản Đà Nẵng, 2005
  • Tôn giáo và xã hội hiện đại. Nhà xuất bản Thuận Hóa/Phương Nam, 2006; tái bản: NXB Hồng Đức/Khai Tâm, 2017
  • Nắng và Hoa. Nhà xuất bản Văn Hóa Sài Gòn, 2006; tái bản: NXB Văn Hóa Văn Nghệ, 2013
  • Thế giới quanh ta. Nhà xuất bản Đà Nẵng, 2007
  • Thấy Phật, Nhà xuất bản Tri Thức/Phương Nam, 2009; tái bản 2013
  • Khi tựa gối khi cúi đầu. NXB Văn Học/Nhã Nam, 2011; tái bản NXB Tri Thức/Khai Tâm, 2017
  • Chuyện trò. NXB Trẻ, 2012; tái bản 2013, 2014, 2016, 2020
  • Nhật ký sen trắng. NXB Trẻ 2014;) tái bản lần thứ 5, 2020
  • Sợi tơ nhện. NXB Trẻ, 2015; tái bản 2015
  • Đến với Phật cùng tôi. NXB Hồng Đức, 2016
  • Người khuân đá. NXB Trẻ, 2018
  • Sen thơm nắng hạ quê mình. NXB Tri Thức/Khai Tâm, 2020
  • Im lặng như lời chia tay. NXB Khai Tâm/Đà Nẵng, 2022

3. Về các tác phẩm tiêu biểu

3.1. Cây diêm cuối cùng

Tác giả Cao Huy Thuần - Cuộc đời và sự nghiệp (ảnh 1)

a. Thể loại

Văn bản thuộc thể loại truyện ngắn

b. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

Cây diêm cuối cùng là tác phẩm lấy trong tập Chuyện trò sáng tác năm 2012

c. Phương thức biểu đạt

Văn bản có phương thức biểu đạt là tự sự

d. Tóm tắt

Tác phẩm Cây diêm cuối cùng kể về cuộc chiến của nhân vật tôi trên đỉnh cao dãy Tác phẩm Cây diêm cuối cùng. Trận chiến tiếp tục cho đến khi kiệt sức, nhân vật của tôi bước nhanh xuống dốc và phân tán lần thứ hai. Cho đến khi tỉnh dậy vì đói và mệt, tôi tìm thấy một nền chùa trống, tìm thấy một bóng người đang ngồi, rồi chĩa súng vào “tôi”. Rồi nhìn bộ quân phục biết hai người là kẻ thù của nhau, lúc đó nhân vật của tôi rất sợ hãi, cả hai bị cơn bão tuyết đang ào ạt đổ bộ vào ngôi nhà này. Rồi có những lúc thắp que diêm để đốt lửa, người kia đưa cho nhân vật của tôi một mẩu giấy, khẩu súng vẫn ở bên cạnh nhân vật “tôi”, tôi đánh nhiều lần cho đến khi que diêm cuối cùng được thắp lên, chúng tôi vẫn còn sống. Từ đó trở đi, rất nhiều câu hỏi hiện lên trong đầu nhân vật “tôi”, đặc biệt là là cây diêm cuối cùng và ngọn lửa thắp sáng từ người mà anh coi là kẻ thù.

e. Bố cục

– Phần 1: Giới thiệu nhân vật chính và hoàn cảnh

– Phần 2: Tường thuật chi tiết về cuộc chiến giữa hai bên trên đỉnh Hy Mã lạp sơn.

– Phần 3: Suy ngẫm của nhân vật tôi

g. Giá trị nội dung

Cây diêm cuối cùng khắc họa hình ảnh nhân vật “tôi” trong cuộc chiến đấu ở đỉnh núi Hy Mã Lạp Sơn, câu chuyện cảm động cây diêm cuối cùng giữa hai nhân vật kẻ thù sau đó và những suy nghĩ về tình cảm con người trong cuộc sống

Cây diêm cuối khắc họa hình ảnh nhân vật “tôi” trong cuộc chiến trên đỉnh Hy Mã Lạp Sơn, câu chuyện cảm động về cây diêm cuối cùng giữa hai kẻ thù sau đó và những suy nghĩ về tình cảm con người trong cuộc sống

h. Giá trị nghệ thuật

– Kết hợp yếu tố tự sự và trữ tình độc đáo

– Tính chất lạ lùng, có màu sắc hư cấu thể hiện tư tưởng và suy tư của tác giả.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung giải trí học tập và các kiến thức thú vị khác tại đây.

Chia sẻ bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chuyển hướng trang web