Tác giả Trần Nhật Vy – Cuộc đời và sự nghiệp

Bài viết Tác giả Trần Nhật Vy - Cuộc đời và sự nghiệp giới thiệu đến bạn đọc những nét tiêu biểu về cuộc đời cũng như những thành tựu trong suốt quá trình sự nghiệp của nhà văn Trần Nhật Vy.

Tác giả Trần Nhật Vy – Cuộc đời và sự nghiệp

Tác giả Trần Nhật Vy - Cuộc đời và sự nghiệp (ảnh 1)

1. Tiểu sử nhà văn Trần Nhật Vy

– Tên thật Nguyễn Hữu Vang

Ngày sinh: sinh năm 1956

Quê quán: Đồng Tháp

– Ông là nhà báo, tác giả của nhiều tác phẩm biên khảo về lịch sử báo chí và văn hóa Sài Gòn.

2. Sự nghiệp văn học của nhà văn Trần Nhật Vy

– Các tác phẩm chính: Báo quốc ngữ ở Sài Gòn cuối thế kỉ 19 – Lịch sử 150 năm báo chí quốc ngữ 1856 – 2015, Sài Gòn chốn chốn rong chơi, Văn chương Sài Gòn 1881 – 1924,…

3. Về các tác phẩm tiêu biểu

3.1. Nữ phóng viên đầu tiên

Tác giả Trần Nhật Vy - Cuộc đời và sự nghiệp (ảnh 1)

a. Thể loại

Văn bản thuộc thể loại văn bản thông tin

b. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

Tác phẩm Nữ phóng viên đầu tiên là một bài báo được viết dưới dạng ký sự. Tác phẩm được đăng tải trên Báo Tuổi Trẻ vào ngày 18/06/2015 bởi nhà báo Trần Nhật Vy.

c. Phương thức biểu đạt

Văn bản có phương thức biểu đạt là thuyết minh

d. Tóm tắt

Tác phẩm Nữ phóng viên đầu tiên kể về một người phụ nữ mới, một người phụ nữ mở đầu cho phong trào nữ quyền. Bà chính là Manh Manh nữ sĩ, một nhà báo nữ chân chính và ủng hộ nữ quyền.

Trong hội Tao Đàn, bà là người mạnh mẽ ủng hộ cho nữ quyền và thơ mới, là người đại diện cho hết thảy những người phụ nữ trong xã hội mới. Những lời nói và ý kiến của bà được cả báo chí và người đọc đón nhận. Bà chính là người có đóng góp to lớn cho phong trào thơ mới.

e. Bố cục

– Đoạn 1: Từ đầu đến cổ vũ cho nữ quyền. Giới thiệu tiểu sử của Nữ phóng viên đầu tiên – Manh Manh nữ sĩ.

– Đoạn 2: Tiếp đến thúc đẩy các bà tham gia nhiều hoạt động xã hội ở Hà Nội, Sài Gòn. Những thành công và đóng góp của Manh Manh nữ sĩ cho nữ quyền và nền thơ mới tại Việt Nam lúc bấy giờ.

– Đoạn 3: Còn lại. Sự tiếc nuối của tác giả khi tên của bà hoàn toàn không được nhắc tới trong phong trào thơ mới 1930 – 1945 và bị lãng quên bởi lịch sử.

g. Giá trị nội dung

Tác phẩm Nữ phóng viên đầu tiên khắc họa chân dung người nữ phóng viên, một nhà báo tài giỏi và có tầm ảnh hưởng lớn lúc bấy giờ. Bà là người mở đường cho nữ quyền và thơ mới, có nhiều đóng góp cho nền văn học Việt Nam.

h. Giá trị nghệ thuật

– Các phương tiện phi ngôn ngữ: hình ảnh, số liệu, mốc thời gian…được dử dụng hiệu quả giúp cho thông tin được trình bày một cách sinh động, hấp dẫn, chân thực.

– Yếu tố miêu tả, tự sự được vận dụng khéo léo tạo sức hấp dẫn, lôi cuốn tự nhiên

– Các câu hỏi, câu in đậm gây ấn tượng và tạo hứng thú với người đọc.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung giải trí học tập và các kiến thức thú vị khác tại đây.

Chia sẻ bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chuyển hướng trang web