Tác giả Lê Đạt – Cuộc đời và sự nghiệp
1. Tiểu sử nhà văn Lê Đạt
– Tên khai sinh: Đào Công Đạt
– Ngày sinh: Sinh ngày 10 tháng 09 năm 1929, mất ngày 21 tháng 4 năm 2008
– Quê quán: xã Á Lữ, tỉnh Bắc Giang
– Cuộc đời: Nhà thơ Lê Đạt tham gia cách mạng ngay sau khi cuộc Cách mạng tháng Tám thành công. Gần như trong suốt quá trình hoạt động trong kháng chiến chống Pháp ông đều công tác ở ngành Tuyên huấn, sau đó ông lên Ban Tuyên huấn Trung ương, trực tiếp theo dõi phong trào văn nghệ, văn hóa và giáo dục. Hòa bình lập lại năm 1954, ông về Hà Nội làm biên tập viên, bí thư chi bộ của báo Văn Nghệ, rồi được học lớp tiếp quản để về tiếp quản khu 300 ngày ở Quảng Ninh. Sau đó ông chuyển sang làm ở ban đối ngoại của Hội nhà văn Việt Nam. Từ sau năm 1958 ông chuyên tâm vào hoạt động văn học cho đến khi mất vào năm 2008.
– Giải thưởng:
Năm 2007, ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật, cùng với Trần Dần,Phùng Quán,Hoàng Cầm.
2. Sự nghiệp văn học của nhà văn Lê Đạt
Tác phẩm đã xuất bản :
– Bài thơ trên ghế đá (thơ, in chung với Vĩnh Mai, 1955);
– Cửa hàng Lê Đạt (trường ca, 1959)
– 36 bài thơ tình (thơ, in chung với Dương Tường, 1990).
– Thơ Lê Đạt, Sao Mai (chung với Sao Mai, 1991).
– Bóng chữ (95 bài thơ, 1994);
– Hèn đại nhân (truyện ngắn, 1994);
– Trường ca Bác (thơ, 1997);
– Ngó lời (241 bài thơ, 1997);
– Từ tình Epphen (thơ 1998);
– Truyện cổ tích viết lại (truyện ngắn Lê Đạt – Lê Minh Hà, 2006);
– Mi là người bình thường (truyện ngắn, 2007);
– U75 Từ tình (88 bài thơ và đoản ngôn, 2007),
– Đối thoại với đời và thơ (tiểu luận và đoàn ngôn, 2008);
– Đường chữ (thơ, tiểu luận, đoản ngôn, 2009)…
3. Về các tác phẩm tiêu biểu
3.1. Chữ bầu lên nhà thơ
a. Thể loại: Tiểu luận
b. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác
– Văn bản được in lần đầu trên báo Văn nghệ, số 34, năm 1994
c. Phương thức biểu đạt: Nghị luận
d. Tóm tắt văn bản Chữ bầu lên nhà thơ
– Tác phẩm bày tỏ quan niệm về nhà thơ, về quá trình làm thơ của tác giả. Theo ông, sáng tác thơ là một nghề nghiệp không dễ làm, để sáng tác ra một tác phẩm thì nhà thơ cần phải thông qua một cuộc bầu cử chữ. Chữ trong thơ khác với các thể loại văn học khác, không thể chỉ hiểu theo nghĩa từ điển mà phải hiểu theo “ý tại ngôn ngoại”. Trong quá trình suy nghĩ, tìm từ, nhà thơ sẽ có những phát bất chợt, những cảm hứng ngắn ngủi hoặc phải tác giả phải mất một quá trình làm việc chăm chỉ trên những trang giấy để tạo ra một kiệt tác hay và ý nghĩa. Một nhà thơ có thành công tạo ra một tác phẩm xuất sắc hay không là phải nhờ vào ngôn ngữ, ý nghĩa thơ.
e. Bố cục văn bản Chữ bầu lên nhà thơ
– Phần 1 Từ đầu….khác nhau về hóa trị: tác giả giải thích các thuật ngữ
– Phần 2 Tiếp theo…cuộc bỏ phiếu của chữ: điều tác giả ghét
– Phần 3 Còn lại: viết về nhà thơ
g. Giá trị nội dung văn bản Chữ bầu lên nhà thơ
– Tác giả viết về nghề làm thơ và những giá trị làm nên một tác phẩm thành công
h. Giá trị nghệ thuật văn bản Chữ bầu lên nhà thơ
– Ngôn từ mộc mạc, gần gũi
– Đưa ra các ý và luận điểm trong văn bản rõ ràng, logic
– Văn phong tự nhiên
– Giải thích các thuật ngữ dễ hiểu
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung giải trí học tập và các kiến thức thú vị khác tại đây.