Tác giả Phong Tử Khải – Cuộc đời và sự nghiệp
1. Tiểu sử nhà văn Phong Tử Khải
– Ngày sinh: sinh năm 1898- mất năm 1975
– Quê quán: Trung Quốc
– Cuộc đời: là nhà tản văn, họa sĩ, dịch giả và nhà lí luận giáo dục âm nhạc, nghệ thuật nổi tiếng của Trung Quốc. Ông từng tôn Pháp sư Hoằng Nhất (Lý Thúc Đồng) làm thầy, thông hiểu văn hóa Trung Quốc lẫn phương Tây.
2. Sự nghiệp văn học của nhà văn Phong Tử Khải
a. Tác phẩm chính
– Một số tác phẩm nổi tiếng của Phong Tử Khải có thể kể đến Bút ký Duyên Duyên đường, Tập tranh hộ sinh (tên tạm dịch). Ngoài ra, ông còn có sách về tiểu sử danh họa Vincent Van Gogh, bản dịch Truyện Genji (tiểu thuyết đầu tiên của Nhật Bản).
b. Phong cách sáng tác
– Tản văn của ông mang phong cách giản dị mộc mạc, có ý nghĩa khoan hậu nhân từ mà sâu sắc, mang cả nét thú vị hồn nhiên như trẻ thơ.
– Tranh của ông hầu hết có nội dung dành cho thiếu nhi, hài hước dí dỏm, phản ánh các hiện tượng xã hội. Vì vậy, chúng được lưu truyền rộng rãi, được nhiều người yêu thích, sưu tầm.
– Về tác phẩm của ông, nhà văn – học giả Chu Tự Thanh (Trung Quốc) bình luận: “Văn và tranh của ông như những bài thơ ngắn, chúng tôi nhấm nháp mãi mùi vị ấy như ăn quả ô liu vậy”.
3. Về các tác phẩm tiêu biểu
3.1. Yêu và đồng cảm
a. Thể loại: Tản văn
b. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác
– Tác phẩm được trích trong tập Sống vốn đơn thuần của Phong Tử Khải, là chương 5 của cuốn sách, có tiêu đề là Sống mà học nghệ thuật.
– Sống vốn đơn thuần là tập văn – họa khá đặc trưng cho phong cách viết, vẽ của tác giả
c. Phương thức biểu đạt: Nghị luận
d. Tóm tắt văn bản Yêu và đồng cảm
– Tác phẩm mở đầu bằng lời kể của tác giả về một chú bé xếp đồ giúp mình, về lòng đồng cảm của chú bé với tất cả đồ vật có trong phòng. Đoạn trích nói về tấm lòng đồng cảm không chỉ của đứa bé hay người họa sĩ mà còn cả sự đồng cảm của mọi nghề nghiệp nhưng lòng đồng cảm và cách nhìn mọi vật của họ không giống nhau. Người nghệ sĩ cũng giống như một đứa trẻ , luôn đồng cảm với mọi sự vật, kể cả những đồ vật từ cái bàn, cái ghế đến bông hoa, cây cỏ,… Từ đó cho thấy quan niệm của tác giả về lòng đồng cảm của người nghệ sĩ và tôn trọng, ngợi ca tấm lòng đồng cảm của trẻ em.
e. Bố cục văn bản Yêu và đồng cảm
– Phần 1: 2 đoạn đầu : những cảm nhận ban đầu và cách lý giải của tác giả về sự đồng cảm
– Phần 2: đoạn tiếp theo : cách thể hiện và ý nghĩa của lòng đồng cảm
– Phần 3: 2 đoạn tiếp: đối tượng của lòng đồng cảm và điểm tương đồng trong sự đồng cảm giữa trẻ em và người nghệ sĩ
– Phần 4: Còn lại : thông điệp gửi gắm của tác giả mong muốn mọi người hãy có lòng đồng cảm với vạn vật trong cuộc sống thường ngày
g. Giá trị nội dung văn bản Yêu và đồng cảm
– Quan niệm của tác giả về lòng đồng cảm của người nghệ sĩ và tôn trọng, ngợi ca tấm lòng đồng cảm của trẻ em.
h. Giá trị nghệ thuật văn bản Yêu và đồng cảm
– Ngôn từ mộc mạc, gần gũi
– Đưa ra các ý và luận điểm trong văn bản rõ ràng, logic
– Văn phong tự nhiên
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung giải trí học tập và các kiến thức thú vị khác tại đây.