Tác giả Nguyễn Tuân – Cuộc đời và sự nghiệp
1. Tiểu sử nhà văn Nguyễn Tuân
– Năm sinh – năm mất: Nguyễn Tuân sinh ngày 10 tháng 7 năm 1910 – mất ngày 28 tháng 7 năm 1987. Thọ 77 tuổi
– Quê quán: Ông sinh ra ở phố Hàng Bạc, Hà Nội, quê ở thôn Thượng Đình, xã Nhân Mục (tên nôm là làng Mọc), nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội
– Gia đình: Ông sinh ra trong một gia đình nhà Nho khi Hán học đã tàn. Cha của ông tên Nguyễn An Lan – một nhà nho tài hoa và yêu nước sống dưới chế độ thực dân phong kiến
– Thời đại: Sinh ra trong thời kì nước mất nhà tan thế nên Nguyễn Tuân đã ý thức rất sớm về lòng yêu quê hương, đất nước.
– Cuộc đời: Ngay từ lúc nhỏ Nguyễn Tuân đã chịu ảnh hưởng rất nhiều từ cha của mình. Thời niên thiếu cuộc sống gia đình của Nguyễn Tuân rất vất vả thế nên ông phải di cư đi nhiều tỉnh khác nhau và nơi ông sống lâu nhất là Thanh Hóa.
Khi ông học đến cuối bậc Thành chung Nam Định (tương đương với cấp Trung học cơ sở hiện nay, tiền thân của trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong, Nam Định ngày nay) thì bị đuổi vì tham gia một cuộc bãi khóa phản đối mấy giáo viên Pháp nói xấu người Việt (1929). Và rồi ông phải đi tù, sau khi ra tù Nguyễn Tuân bén duyên với sự nghiệp viết lách và ông bắt đầu sáng tác.
+ Năm 1941, ông lại bị bắt giam một lần nữa và gặp gỡ, tiếp xúc với những người hoạt động chính trị.
+ Năm 1945, Cách mạng tháng Tám thành công, Nguyễn Tuân nhiệt tình tham gia cách mạng và kháng chiến, trở thành một cây bút tiêu biểu của nền văn học mới.
+ Từ 1948 đến 1957, ông giữ chức Tổng thư ký Hội Văn nghệ Việt Nam.
2. Sự nghiệp văn học của nhà văn Nguyễn Tuân
Nguyễn Tuân không phải là nhà văn thành công ngay từ những tác phẩm đầu tay. Ông đã thử bút qua nhiều thể loại: thơ, bút kí, truyện ngắn hiện thực trào phúng. Nguyễn Tuân bắt đầu cầm bút từ những năm 1935 cho đến 1938 thì mới bắt đầu nổi tiếng từ các tác phẩm như Vang bóng một thời, Một chuyến đi,…
Từ sau Cách mạng tháng Tám 1945, ông chân thành đem ngòi bút phục vụ cuộc chiến đấu của dân tộc, nhưng Nguyễn Tuân luôn luôn có ý thức phục vụ trên cương vị của một nhà văn, đồng thời vẫn muốn phát huy cá tính và phong cách độc đáo của mình. Ông đã đóng góp cho nền văn học mới nhiều trang viết sắc sảo và đầy nghệ thuật ca ngợi quê hương đất nước, ca ngợi nhân dân lao động trong chiến đấu và sản xuất.
Các tác phẩm chính sau cách mạng của Nguyễn Tuân là tập tùy bút Sông Đà (1960) là kết quả chuyến đi thực tế vùng Tây Bắc, một số tập ký chống Mỹ (1965–1975) và nhiều bài tùy bút về cảnh sắc và hương vị đất nước. Ông chủ trương chủ nghĩa xê dịch không thích cuộc sống trầm lặng, bình ổn nên ông đi suốt chiều dài đất nước để tìm những điều mới mẻ, độc đáo.
– Các tác phẩm của Nguyễn Tuân:
Một chuyến đi (1938), tùy bút – du kí
Ngọn đèn dầu lạc (1939), phóng sự
Vang bóng một thời (1940), tập truyện ngắn
Thiếu quê hương (1940), tập tùy bút
Chiếc lư đồng mắt cua (1941), tập tùy bút
Tàn đèn dầu lạc (1941), tập tùy bút
Tùy bút (1941), tập tùy bút
Tóc chị Hoài (1943), tập tùy bút
Tùy bút II (1943), tập tùy bút
Nguyễn (1945), tập truyện ngắn
Chùa Đàn (1946), tiểu thuyết
Đường vui (1949), tập tùy bút
Tình chiến dịch (1950), tập bút kí
Thắng càn (1953), tiểu thuyết
Chú Giao làng Seo (1953), truyện thiếu nhi
Đi thăm Trung Hoa (1955), tập bút kí
Tùy bút kháng chiến (1955), tập tùy bút
Tùy bút kháng chiến và hòa bình (1956), tập tùy bút
Truyện một cái thuyền đất (1958), truyện thiếu nhi
Sông Đà (1960), tập tùy bút
Cô Tô (1986), ký
Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi (1972), tập tùy bút
Ký (1976)
Tuyển tập Nguyễn Tuân (tập I: 1981)
Cảnh sắc và hương vị đất nước (1988), tập tùy bút
Yêu ngôn (2000, sau khi mất),[3] tập tiểu luận
3. Phong cách sáng tác của Nguyễn Tuân
Nguyễn Tuân có phong cách sáng tác rất độc đáo. Trước Cách mạng tháng Tám, phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân có thể thâu tóm trong một chữ “ngông”. Sự “ngông” ấy thể hiện ở nhân cách hơn người, ông đi tìm vẻ đẹp của thời xưa còn xót sót lại và nó xoay quanh ở ba chủ đề chính “chủ nghĩa xê dịch”, “Vang bóng một thời”, và “Đời sống trụy lạc”,…
Sau cách mạng tháng Tám, sáng tác của ông đã có bước chuyển mới, nó không còn đối lập giữa quá khứ và hiện tại. Văn của Nguyễn Tuân lúc nào cũng vừa cổ kính, vừa trẻ trung và hiện đại.
Nổi bật trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Tuân có tác phẩm “Chữ người tử tù” là một truyện ngắn nổi tiếng, truyện ca ngợi những con người tài năng với phẩm chất thanh cao, cái đẹp dù ở bất cứ hoàn cảnh nào cũng tỏa sáng, kể cả khi ở trong chốn ngục tù tối tăm thì Huấn Cao vẫn nổi bật. Trên con đường đi tìm cái đẹp chân chính của người nghệ sĩ tài hoa Huấn Cao luôn giữ được phẩm chất cao đẹp, không bị khuất phục trước cái xấu, cái ác. Thông qua nhân vật Huấn Cao, Nguyễn Tuân phải khiến cho người đọc có nhiều suy ngẫm về cuộc đời, về con người.
Bên cạnh đó, còn có tác phẩm Người lái đò sông Đà – một đoạn trích trong tùy bút Sông Đà, tác phẩm là kết quả chuyến đi ngược dòng cùng bộ đội về Tây Bắc của tác giả. Tác phẩm chỉ ra được vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên kỳ bí nơi vùng núi Tây Bắc nó để lại trong tâm hồn nghệ sĩ nhiều dấu ấn sâu đậm. Điểm nổi bật của Người lái đò sông Đà chính là tác giả đã thành công khi vừa khai thác được vẻ đẹp của thiên nhiên vừa lột tả thành công vẻ đẹp của người nghệ sĩ. Đồng thời tác phẩm cũng thể hiện tình yêu quê hương đất nước của Nguyễn Tuân.
4. Thành tựu
– Năm 1996 ông được nhà nước Việt Nam truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt I)
– Hiện nay, ở Hà Nội có một con đường mang tên ông, nối từ đường Nguyễn Trãi cắt ngang qua các phố Nguyễn Huy Tưởng, Ngụy Như Kon Tum đến đường Lê Văn Lương, nối với phố Hoàng Minh Giám.
5. Tìm hiểu một số tác phẩm tiêu biểu
5.1. Chữ người tử tù
a. Thể loại: Văn bản Chữ người tử tù có thể loại là Truyện ngắn
b. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác
– Tác phẩm văn bản Chữ người tử tù được in trên báo Tao Đàn năm 1938 ban đầu có tên là Dòng chữ cuối cùng
– Tác phẩm trích từ Tuyển tập Nguyễn Tuân, tập 1, NXB Văn Học Hà Nội, 1981
c. Phương thức biểu đạt: Văn bản Chữ người tử tù có phương thức biểu đạt là Tự sự, miêu tả
d. Tóm tắt văn bản Chữ người tử tù
Tác phẩm kể về nhân vật Huấn Cao là một tù nhưng, nhưng ông có tài năng uyên bác, nổi tiếng có tài viết chữ đẹp. Người quản ngục và thầy thơ say mê nét chữ của Huấn Cao nên đã dành cho người tù nhân này một sự đối đãi đặc biệt. Ban đầu, ông Huấn khinh miệt và không nhận sự biệt đãi của quản ngục nhưng rồi ông cũng nhận ra được sự chân thành trong tấm lòng của viên quản ngục nên đã quyết định cho chữ. Cảnh cho chữ diễn ra cho thấy sự trân trọng của người xin chữ và người tử tù đang phóng những nét chữ tài hoa. Sau đó, Huấn Cao khuyên người quản ngục không làm công việc này nữa để giữ được thiên lương trong sạch
e. Bố cục văn bản Chữ người tử tù
Văn bản Chữ người tử tù có bố cục gồm 3 phần:
– Phần 1 Từ đầu …. Rồi sẽ liệu : Tâm trạng của người quản ngục khi nghe tin tiếp nhận tù nhân
– Phần 2 Tiếp theo … Một tấm lòng trong thiên hạ :Kể về quá trình xin chữ
– Phần 3 Còn lại: Cảnh xin chữ
f. Giá trị nội dung văn bản Chữ người tử tù
– Văn bản Chữ người tử tù Khắc họa chân dung của một người nghệ sĩ tài hoa tài tử có thiên lương trong sáng như Huấn Cao
– Thể hiện quan niệm thẩm mĩ của nhà văn về một người tài hoa, hiên ngang, khí phách anh hùng
g. Giá trị nghệ thuật văn bản Chữ người tử tù
– Tình huống truyện độc đáo
– Thủ pháp đối lập được đẩy lên đến đỉnh cao
– Tác giả đã sử dụng ngôn ngữ góc cạnh, giàu tính tạo tình
5.2. Người lái đò Sông Đà
a. Hoàn cảnh ra đời tác phẩm Người lái đò sông Đà
– Tác phẩm là kết quả của chuyến đi miền Bắc vừa thỏa mãn thú phiêu lãng vừa để tìm kiếm vẻ đẹp thiên nhiên và chất vàng mười đã qua thử lửa trong tâm hồn của những con người lao động và chiến đấu trên miền sông núi hùng vĩ và thơ mộng đó
– Người lái đò sông Đà là bài tùy bút được in trong tập Sông Đà (1960)
b. Bố cục tác phẩm Người lái đò sông Đà
– Phần 1 (từ đầu đến “cái gậy đánh phèn”): Vẻ hung dữ của con sông Đà
– Phần 2 (tiếp đó đến “dòng nước sông Đà”): Cuộc sống của con người trên sông Đà và hình ảnh người lái đò sông Đà
– Phần 3 (còn lại): vẻ đẹp trữ tình, thơ mộng của sông Đà
c. Tóm tắt tác phẩm Người lái đò sông Đà
Tây Bắc là nơi nổi tiếng bởi thiên nhiên hùng vĩ , mà minh chứng cụ thể là con sông Đà. Từ thượng nguồn sông Đà đã mang vẻ dữ dội của đại ngàn: dựng đá vách thành, chỉ lúc đúng ngọ mới thấy mặt trời; sóng đá dữ dội dàn thành các thạch trận xô nhau liên tiếp, dữ dội hơn trông Đà giang như sôi lên sùng sục , tiếng thác đá ở đây thì như ngàn con trâu mộng giữa rừng vầu, rừng tre nứa nổ lửa. Có lúc sông Đà cũng dịu dàng: Sông Đà tuôn dài như áng tóc trữ tình, mang màu xanh ngọc bích và màu đỏ phù sa chứ không có màu đen như Pháp nói; sông Đà lại giống như một cố nhân lâu ngày gặp lại; hai bên bờ sông Đà tĩnh lặng nhưng đầy sức sống. Trên vẻ đẹp của Tây Bắc ấy hình ảnh người lái đò hiện ra đầy nghệ sĩ, hùng dũng dù rất bình dị đời thường, Ông lái đò vượt qua ba thạch trận với nhiều cửa tử; dù, ngày nào cũng chiến đấu với sông Đà dữ dội, đêm trở về với những thứ bình dị, khiêm tốn.
d. Phương thức biểu đạt
– Tự sự
e. Thể loại tác phẩm Người lái đò sông Đà
– Tác phẩm Người lái đò sông Đà thuộc thể loại: Tùy bút
f. Ngôi kể
– Ngôi kể thứ 3
g. Giá trị nội dung tác phẩm Người lái đò sông Đà
– Người lái đò sông Đà là một áng văn đẹp được làm nên từ tình yêu đất nước say đắm, thiêt tha của một con người muốn dùng văn chương để ca ngợi vẻ đẹp vừa kì vĩ, hào hùng vừa trữ tình thơ mộng của thiên nhiên và nhất là của con người lao động bình dị ở miền Tây Bắc
– Tác phẩm còn cho thấy công phu lao động nghệ thuật khó nhọc cùng sự tài hoa, uyên bác của người nghệ sĩ Nguyễn Tuân trong việc dùng chữ nghĩa để tái tạo những kì công của tạo hóa và những kì tích lao động của con người.
h. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Người lái đò sông Đà
– Tùy bút pha bút kí, kết cấu linh hoạt, vận dụng được nhiều tri thức văn hóa và nghệ thuật vào trong tác phẩm
– Nhân vật mang phong thái đời thường, giản dị
– Bút pháp: kết hợp hài hào giữa hiện thực và lãng mạn
– Ngôn ngữ hiện đại kết hợp với ngôn ngữ cổ xưa
5.3. Cô Tô
a. Thể loại: Kí
b. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác
– Cô Tô được viết nhân một chuyến ra thăm đảo của nhà văn. Bài kí được in trong tập Kí, xuất bản lần đầu năm 1976.
c. Phương thức biểu đạt: Miêu tả, tự sự,…
d. Người kể chuyện: Ngôi thứ nhất, xưng “tôi”
e. Tóm tắt tác phẩm Cô Tô
Sau trận bão, quần đảo Cô Tô trở lên trong trẻo, sáng sủa, đẹp đẽ hơn, cây cối xanh thêm, nước biển đậm đà hơn, cát vàng giòn hơn, cá nhiều hơn, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây, hết bụi. Khung cảnh mặt trời mọc trên biển thật tráng lệ, hùng vĩ và tuyệt đẹp. Bên giếng nước ngọt, người dân tấp nập múc nước, gánh nước, chuẩn bị cho chuyến ra khơi.
g. Bố cục tác phẩm Cô Tô: Gồm 4 phần:
– Đoạn 1: Từ đầu… quỷ khốc thần linh: Cơn bão biển Cô Tô;
– Đoạn 2: Ngày thứ Năm trên đảo Cô Tô… lớn lên theo mùa sóng ở đây: Cảnh Cô Tô một ngày sau bão (điểm nhìn: trên nóc đồn biên phòng Cô Tô);
– Đoạn 3: Mặt trời… nhịp cánh: Cảnh mặt trời lên trên biển Cô Tô (điểm nhìn: nơi đầu mũi đảo);
– Đoạn 4: Còn lại: Buổi sớm trên đảo Thanh Luân (điểm nhìn: cái giếng nước ngọt ở rìa đảo).
h. Giá trị nội dung tác phẩm Cô Tô
– Cảnh thiên nhiên và sinh hoạt của con người trên vùng đảo Cô Tô hiện lên thật trong sáng và tươi đẹp. Bài văn cho ta hiểu biết và yêu mến một vùng đất của Tổ quốc – quần đảo Cô Tô.
i. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Cô Tô
– Ngôn ngữ điêu luyện, độc đáo
– Miêu tả tinh tế, chính xác, giàu hình ảnh và cảm xúc
– Sử dụng nghệ thuật so sánh, nhân hóa, ẩn dụ,…
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung giải trí học tập và các kiến thức thú vị khác tại đây.