Tác giả Hàn Mạc Tử – Cuộc đời và sự nghiệp

Bài viết Tác giả Hàn Mạc Tử - Cuộc đời và sự nghiệp giới thiệu đến bạn đọc những nét tiêu biểu về cuộc đời cũng như những thành tựu trong suốt quá trình sự nghiệp của nhà văn Hàn Mạc Tử.

Tác giả Hàn Mạc Tử – Cuộc đời và sự nghiệp

Mùa xuân chín – Tác giả tác phẩm Ngữ văn 10 - Kết nối tri thức (ảnh 1)

1. Tiểu sử nhà văn Hàn Mạc Tử

Tên khai sinh: Nguyễn Trọng Trí

Ngày sinh: sinh ngày 22 tháng 9 năm 1912 – mất ngày 11 tháng 11 năm 1940

Quê quán: Ông sinh ra tại làng Mỹ Lệ, Đồng Hới, Quảng Bình

Gia đình: Lớn lên ở Quy Nhơn, tỉnh Bình Định trong một gia đình theo đạo Công giáo. Tổ tiên của ông là họ Phạm nhưng do liên quan đến quốc sự bị truy nã nên đổi thành họ Nguyễn. Thân phụ ông là Nguyễn Văn Toản làm thông ngôn, ký lục nên thường di chuyển nhiều nơi, nhiều nhiệm sở nên Hàn Mặc Tử cũng đi theo và học ở nhiều trường khác nhau.

Cuộc đời: Hàn Mặc Tử bén duyên với thơ ca từ rất trẻ, năm 16 tuổi ông đã bắt đầu sáng tác thơ với bút danh là Lệ Thanh, Phong Trần. Đến năm 1936 ông đổi bút danh là Hàn Mạc Tử, sau đó lại đổi thành Hàn Mặc Tử. Ông có một thời gian sinh sống tại Thành phố Hồ Chí Minh, tại đây ông làm phóng viên phụ trách cho tờ báo “Công luận”. Khi ấy, Mộng Cầm ở Phan Thiết cũng làm thơ và hay gửi lên báo. Hai người bắt đầu trao đổi thư từ với nhau, và ông quyết định ra Phan Thiết gặp Mộng Cầm. Một tình yêu lãng mạn, nên thơ nảy nở giữa hai người. Năm 1940, khi vừa bước sang tuổi 28 Hàn Mặc Tử mắc căn bệnh phong và qua đời ở một độ tuổi rất trẻ.

2. Sự nghiệp văn học của nhà văn Hàn Mạc Tử

Tuyển tập Gái quê (1936) bao gồm: Mơ, Gái quê, Tình quê, Nhớ Nhung, Hái dâu, Ầm thầm, Lòng quê, Nắng tươi, Đời phiêu lãng,…

Tuyển tập Thơ điên (1938) bao gồm: Hương thơm, Mật đắng, Xuân như ý, Máu cuồng và hồn điên,…

Khác: Biết anh, Em đau, Nhớ mây, Một cõi quên, Hồn lìa khỏi xác, Xuân như ý, Duyên kỳ ngộ, Quần tiên hội,…

3. Phong cách sáng tác

Thơ của Hàn Mặc Tử luôn mang một màu sắc tươi mới, đọc thơ của Hàn Mặc Tử ta bắt gặp một tâm hồn yêu cuộc sống, yêu thiên nhiên, ông là một người có khát vọng sống đến mãnh liệt.

Hàn Mặc Tử là một trong những nhà thơ tiên phong trong việc cách tân thi pháp của phong trào Thơ mới. Thơ của ông được đánh giá là có chiều sâu trong nghệ thuật, nhiều màu sắc. Hàn Mặc Tử đã thổi vào làng sóng Thơ mới những sáng tạo độc đáo, ngôn từ tượng hình đầy lãng mạn, nhà thơ còn sử dụng bút pháp tượng trưng và yếu tố siêu thực.

4. Bút danh Hàn Mặc Tử

Ông làm thơ từ năm 16 tuổi lấy hiệu là Phong Trần rồi Lệ Thanh. Đến năm 1936, khi chủ trương ra phụ trương báo Saigon mới đổi hiệu là Hàn Mạc Tử, nghĩa là chàng trai đứng sau bức rèm lạnh lẽo, trống trải. Sau đó bạn bè gợi ý ông nên vẽ thêm Mặt Trăng khuyết vào bức rèm lạnh lẽo để lột tả cái cô đơn của con người trước thiên nhiên, vạn vật. “Mặt Trăng khuyết” đã được “đặt vào” chữ “Mạc” thành ra chữ “Mặc”. Hàn Mặc Tử có nghĩa là “chàng trai bút nghiên”.

5. Thành tựu nổi bật

Ông được biết đến là chủ xướng của Trường thơ Loạn: Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Yến Lan và Bích Khê.

Nhiều địa phương Việt Nam dùng tên của ông để đặt tên đường như:

  1. Bình Định (phường Ghềnh Ráng, Quy Nhơn)
  2. Bà Rịa – Vũng Tàu (phường 7, Vũng Tàu)
  3. Đà Nẵng (phường Thuận Phước, Hải Châu)
  4. Đắk Lắk (phường Tân An, Buôn Ma Thuột)
  5. Huế (phường Vỹ Dạ, Huế, Thừa Thiên Huế)
  6. Nghệ An (phường Trung Đô, Vinh)
  7. Phan Thiết (đường dẫn lên Lầu Ông Hoàng)
  8. Quảng Bình (phường Đồng Mỹ, Đồng Hới)
  9. Thanh Hóa (phố Hàn Mặc Tử, phường Trường Thi, Thanh Hóa)
  10. Thành phố Hồ Chí Minh (phường 12, Tân Bình; phường Tân Thành, Tân Phú); đường Nguyễn Trọng Trí, quận Bình Tân, gần bến xe Miền Tây).

Sáng tác văn nghệ về Hàn Mặc Tử

Năm 2004, Hãng phim Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh (TFS) đã thực hiện bộ phim Hàn Mặc Tử để kỷ niệm ông.

Nhạc sĩ nổi tiếng Trần Thiện Thanh thuộc dòng nhạc vàng và nhạc trữ tình tại miền Nam Việt Nam trước 1975, sinh trưởng tại Phan Thiết, có sáng tác một bài hát nổi tiếng nói về cuộc đời Hàn Mặc Tử. Bài hát đã được chính tác giả (ca sĩ Nhật Trường) nhiều ca sĩ dòng nhạc vàng cả ở Việt Nam và hải ngoại thu âm.

6. Về các tác phẩm tiêu biểu

6.1. Tác phẩm Mùa xuân chín

Tác giả Hàn Mạc Tử - Cuộc đời và sự nghiệp (ảnh 1)

a. Thể loại: văn bản Mùa xuân chín thuộc thể thơ bảy chữ

b. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác văn bản Mùa xuân chín

– In trong Tinh tuyển văn học Việt Nam (tập 7: Văn học giai đoạn 1900-1945), Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, NXB Khoa học xã hội, 2004

c. Phương thức biểu đạt: văn bản Mùa xuân chín có phương thức biểu đạt là Biểu cảm

d. Tóm tắt văn bản Mùa xuân chín

– Bài thơ viết về bức tranh của mùa xuân của thiên nhiên với những màu sắc tươi mới đầy sức sống. Lồng ghép vào đó là tâm trạng của người con gái sắp lấy chồng và nhân vật trữu tình

e. Bố cục văn bản Mùa xuân chín

– Phần 1: 2 khổ đầu: khung cảnh tươi mới, đầy sức sống của mùa xuân

– Phần 2: 2 khổ cuối: tâm trạng của người con gái sắp lấy chồng và nhân vật trữ tình

g. Giá trị nội dung văn bản Mùa xuân chín

– Bài thơ thể hiện khung cảnh mùa xuân tươi mới, đẹp đẽ, tràn đầy sức sống nơi nông thôn dân dã của làng quê Việt Nam

– Thể hiện niềm yêu đời, yêu người, yêu cuộc sống của thi nhân, gửi gắm niềm yêu thương và hy vọng vào một cuộc sống tốt đẹp, mùa xuân mang vị “chín” của lòng người

h. Giá trị nghệ thuật văn bản Mùa xuân chín

– Ngôn từ giản dị, mộc mạc, dễ hiểu

– Hình ảnh thơ gần gũi, thân thuộc

– Giọng thơ tự nhiên, thủ thỉ, tâm tình

6.2. Tác phẩm Đây thôn Vĩ Dạ

Tác giả Hàn Mạc Tử - Cuộc đời và sự nghiệp (ảnh 1)

a. Hoàn cảnh sáng tác

– Sáng tác năm 1938 in trong tập Thơ điên về sau đổi thành Đau thương

– Bài thơ được gợi cảm hứng từ tấm ảnh về phong cảnh Huế và lời hỏi thăm của Hoàng Cúc- người mà Hàm Mặc Tử ôm ấp mối tình đơn phương khi còn làm ở sở Đạc Điền

b. Bố cục

– Đoạn 1: vườn Vĩ Dạ lúc ban mai trong tâm tưởng thi sĩ

– Đoạn 2: cảnh sông nước xứ Huế đêm trăng và tâm trạng thi sĩ

– Đoạn 3: hình bóng khách đường xa và nỗi niềm mơ tưởng, hoài nghi

c. Giá trị nội dung

– Bài thơ là bức tranh đẹp về một miền quê đất nước, là tiếng lòng của một con người tha thiết yêu đời, yêu người

d. Giá trị nghệ thuật

– Hình ảnh biểu hiện nội tâm, bút pháp gợi tả, ngôn ngữ tinh tế, giàu sức liên tưởng

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung giải trí học tập và các kiến thức thú vị khác tại đây.

Chia sẻ bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chuyển hướng trang web