Tác giả Chu Văn Sơn – Cuộc đời và sự nghiệp
1. Tiểu sử nhà văn Chu Văn Sơn
– Ngày sinh: sinh năm 1962, mất năm 2019
– Quê quán: Đông Hương, Thành phố Thanh Hóa, Tỉnh Thanh Hóa
– Cuộc đời:
Ông là giảng viên bộ môn Văn học Việt Nam hiện đại, khoa Ngữ văn, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội từ năm 1986. Trước đó, ông từng giảng dạy tại Trường ĐH Quy Nhơn (Bình Định).
Tiến sĩ Chu Văn Sơn được biết đến như một nhà sư phạm có lối giảng dạy rất cuốn hút học sinh, ông còn là một nhà văn với nhiều sáng tác, nhưng sự nghiệp độc đáo của ông là ở mảng nghiên cứu phê bình văn học.
2. Sự nghiệp văn học của nhà văn Chu Văn Sơn
a. Tác phẩm chính
– Các tác phẩm chính của ông: Ba đỉnh cao thơ mới: Xuân Diệu, Nguyễn Bính, Hàn Mặc Tử (2005); Thơ – điệu hồn và cấu trúc (2007); Tự tình cùng cái đẹp (2019).
– Ngoài ra, ông còn là tác giả của một số sách và giáo trình phục vụ đào tạo đại học và sau đại học như: Một vài chương giáo trình về Huy Cận, Nguyễn Đình Thi trong Giáo trình Văn học Việt Nam thế kỉ 10.
b. Phong cách nghệ thuật
– TS. Chu Văn Sơn được đánh giá là một người thầy, một nhà văn tài hoa, một nhà phê bình văn học sắc sảo. Trong những bài phê bình, ông có nhiều phát hiện tinh tế, sâu sắc, có cách viết bay bổng nghệ sĩ, và một giọng văn riêng, vừa gần gũi vừa thanh lịch.
3. Về các tác phẩm tiêu biểu
3.1. Bản hòa âm ngôn từ trong Tiếng Thu của Lưu Trọng Lư
a. Thể loại: Nghị luận
b. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác
– Tác phẩm trích từ bài Thơ- điệu hồn và cấu trúc
c. Phương thức biểu đạt: văn bản Bản hòa âm ngôn từ trong Tiếng Thu của Lưu Trọng Lư có phương thức biểu đạt Nghị luận
d. Tóm tắt văn bản Bản hòa âm ngôn từ trong Tiếng Thu của Lưu Trọng Lư:
– Tác phẩm phân tích bài thơ Tiếng Thu của Lưu Trọng Lư được phân chia thành 4 phần, mỗi phần phân tích một nội dung khác nhau bố cục, âm điệu, âm hưởng, tiết tấu, vần nhịp,…
e. Bố cục văn bản Bản hòa âm ngôn từ trong Tiếng Thu của Lưu Trọng Lư
– Phần 1: 3 đoạn đầu : dẫn dắt về cái hay của mùa thu trong thơ ca và nét đặc sắc trong bài thơ Tiếng thu của Lưu Trọng Lư
– Phần 2: 2 đoạn tiếp: tính hòa âm ngôn từ thể hiện trong âm điệu, bố cục và vần nhịp của bài thơ
– Phần 3: 3 đoạn tiếp theo: so sánh, liên hệ giữa âm thanh của mùa thu trong thơ Lưu Trọng Lư với âm thanh của mùa thu trong thơ Nguyễn Đình Thi
– Phần 4: còn lại: tính hòa âm ngôn từ thể hiện trọng âm hưởng tiết tấu của bài thơ và những cảm xúc, nỗi xôn xao của tác giả khi đọc những ngôn từ thi vị và đẹp đẽ ấy
g. Giá trị nội dung văn bản Bản hòa âm ngôn từ trong Tiếng Thu của Lưu Trọng Lư
– Tác phẩm thể hiện được những giá trị tiêu biểu và xuất sắc trong việc sử dụng ngôn từ của Lưu Trọng Lư thể hiện trong tác phẩm Tiếng thu
– Bên cạnh giá trị của bài thơ, tác giả cũng chỉ ra được tài năng của Lưu Trọng Lư trong sáng tác thơ ca, sử dụng và vận dụng ngôn từ để cho thấy được cái hồn, cái đẹp của ngôn từ
h. Giá trị nghệ thuật văn bản Bản hòa âm ngôn từ trong Tiếng Thu của Lưu Trọng Lư
– Tác phẩm các luận điểm rõ ràng, chi tiết, thuyết phục, có tính liên kết
– Các luận điểm bổ sung và hỗ trợ cho nhau, có luận cứ và dẫn chứng đi kèm, tạo nên một hệ thống luận điểm logic, có sức thuyết phục cao
– Giọng văn rành mạch, lưu loát, phù hợp
3.2. Gió thanh lay động cành cô trúc
a. Thể loại: Văn bản nghị luận
b. Xuất xứ: In trong cuốn Thơ, điệu hồn và cấu trúc, NXB Giáo dục, 2009
c. Phương thức biểu đạt: Thuyết minh
d. Tóm tắt tác phẩm Gió thanh lay động cành cô trúc (Chu Văn Sơn)
– Văn bản Gió thanh lay động cành cô trúc là bài phân tích, cảm nhận về bài thơ Thu vịnh của tác giả Nguyễn Khuyến.
e. Bố cục tác phẩm Gió thanh lay động cành cô trúc (Chu Văn Sơn): Chia văn bản thành 4 đoạn
– Đoạn 1: Từ đầu đến “Nguyễn Khuyến đấy chăng”: Phân tích vẻ đẹp của hai câu đề trong bài thơ Thu Vịnh – Nguyễn Khuyến
– Đoạn 2: Tiếp theo đến “thông thoáng trữ tình ấy”: Vẻ đẹp trong hai câu thực
– Đoạn 3: Tiếp theo đến “lời vận đạm là thế”: Phân tích hai câu luận
– Đoạn 4: Còn lại: Phân tích hai câu kết
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung giải trí học tập và các kiến thức thú vị khác tại đây.