Tác giả Phan Bội Châu – Cuộc đời và sự nghiệp

Bài viết Tác giả Phan Bội Châu - Cuộc đời và sự nghiệp giới thiệu đến bạn đọc những nét tiêu biểu về cuộc đời cũng như những thành tựu trong suốt quá trình sự nghiệp của nhà văn Phan Bội Châu.

Tác giả Phan Bội Châu – Cuộc đời và sự nghiệp

1. Tiểu sử nhà văn Phan Bội Châu

– Tên thuở nhỏ là Phan Văn San, tên hiệu là Sào Nam

Ngày sinh: sinh ngày 26 tháng 12 năm 1867, mất ngày 29 tháng 12 năm 1940

Quê quán: làng Đan Nhiệm nay là xã Nam Hòa, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An

Gia đình: Cha ông là Phan Văn Phổ, mẹ là Nguyễn Thị Nhàn.

Cuộc đời:

Ông nổi tiếng thông minh từ bé, năm 6 tuổi học 3 ngày thuộc hết Tam Tự Kinh, 7 tuổi ông đã đọc hiểu sách Luận Ngữ, 13 tuổi ông thi đỗ đầu huyện.

Thuở thiếu thời ông đã sớm có lòng yêu nước. Năm 17 tuổi, ông viết bài “Hịch Bình Tây Thu Bắc” đem dán ở cây đa đầu làng để hưởng ứng việc Bắc Kỳ khởi nghĩa kháng Pháp. Năm 19 tuổi (1885), ông cùng bạn là Trần Văn Lương lập đội “Sĩ tử Cần Vương” (hơn 60 người) chống Pháp, nhưng bị đối phương kéo tới khủng bố nên phải giải tán.

Gia cảnh khó khăn, ông đi dạy học kiếm sống và học thi. Khoa thi năm Đinh Dậu (1897) ông đã lọt vào trường nhì nhưng bạn ông là Trần Văn Lương đã cho vào tráp mấy cuốn sách nhưng ông không hề biết nên ông bị khép tội hoài hiệp văn tự (mang văn tự trong áo) nên bị kết án chung thân bất đắc ứng thí (suốt đời không được dự thi).

Sau cái án này, Phan Bội Châu vào Huế dạy học, do mến tài ông nên các quan đã xin vua Thành Thái xóa án. Nhờ vậy, ngay khoa thi hương tiếp theo, năm Canh Tý (1900), ông đã đậu đầu (Giải nguyên) ở trường thi Nghệ An.

+ Phan Bội Châu là một nhà yêu nước, nhà cách mạng lớn nhất của dân tộc ta trong vòng 20 năm đầu thế kỉ XX

+ Ông đã từng sang nhiều nước để mưa đồ sự nghiệp cứu nước

+ Ông còn là một nhà văn, nhà thơ lớn với những sáng tác ở nhiều thể loại

2. Sự nghiệp văn học của nhà văn Phan Bội Châu

– Phong cách sáng tác: Những sáng tác của ông đều thể hiện lòng yêu nước thương dân tha thiết và khát vọng độc lập tự do, ý chí bền bỉ kiên cường

– Tác phẩm:

Tác phẩm về cách mạng Việt Nam

  • Việt Nam Quốc sử khảo (1909)
  • Ngục Trung Thư (1913) – Sài Gòn, Nhà xuất bản Tân Việt, 1950
  • Lưu Cầu Huyết Lệ Tân Thư (19??)
  • Việt Nam vong quốc sử (1905)
  • Việt Nam Quốc sử bình diễn ca (1927)
  • Cao đẳng Quốc Dân Di Cảo – Huế, Nhà xuất bản Anh-Minh, 1957
  • Chủng diệt dự ngôn – Hà Nội, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 1991
  • Tân Việt Nam – Hà Nội, Nhà xuất bản Cục lưu trữ nhà nước, 1989
  • Thiên Hồ Đế Hồ – Hà Nội, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 1978
  • Khuyến quốc dân du học ca
  • Hải ngoại huyết thư (1906)
  • Dĩ cửu niên lai sở trì chủ nghĩa
  • Hà thành liệt sĩ ca
  • Truyện Lê Thái Tổ
  • Tuồng Trưng nữ vương
  • Gia huấn ca
  • Giác quần thư
  • Nam quốc dân tu tri
  • Nữ quốc dân tu tri
  • Truyện Chân tướng quân (1917)
  • Truyện tái sinh sinh
  • Truyện Phạm Hồng Thái

Tác phẩm biên khảo, thi ca

  • Ký niệm lục
  • Vấn đề phụ nữ
  • Luận lý vấn đáp
  • Sào Nam văn tập
  • Hậu Trần dật sử – Hà Nội, Nhà xuất bản Văn hóa-thông tin, 1996
  • Trùng Quang Tâm Sử – Hà Nội, Nhà xuất bản Văn học, 1971.[22]
  • Khổng Học Đăng (19??) – Houston, TX, Nhà xuất bản Xuân Thu, 1986
  • Phan Bội Châu Niên Biểu – Sài Gòn, Nhóm nghiên-cứu Sử Địa, 1971
  • Phan Bội Châu Toàn Tập – Huế, Nhà xuất bản Thuận hóa: Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây, 2001

3. Tưởng niệm và vinh danh

Hiện tên ông đã được đặt cho nhiều trường học và nhiều con đường trên cả nước, trong đó có trường chuyên của tỉnh Nghệ An và một con phố lớn tại Hà Nội, Hạ Long.

Tại Huế, khu di tích, tưởng niệm Phan Bội Châu tọa lạc trên con đường cùng tên (119 Phan Bội Châu, Thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế). Lăng mộ cùng với mái nhà tranh nhỏ nơi cụ từng sống, cách nhau chỉ vài bước chân.

Đặc biệt bên cạnh lăng mộ cụ có sáu tấm bia mộ hai con chó được chính tay Phan Bội Châu dựng lên. Trong thời gian sống tại Huế, Phan Bội Châu có nuôi hai con chó đặt tên là Ky và Vá, khi nó mất Phan Bội Châu đã lập mộ cho chúng. Con Vá mất ngày 21 tháng 5 năm Giáp Tuất (1934) và con Ky vào năm Đinh Sửu (1937). Trong những sáng tác văn thơ ông cũng có bài viết về lòng trung thành và dành nhiều tình cảm cho hai con vật này. Tờ Trung kỳ tuần báo số 14, ngày 15 tháng 4 năm 1936, Phan Bội Châu có bài viết về con Vá với nghĩa dũng sâu sắc.

4. Về các tác phẩm tiêu biểu

4.1. Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác

Tác giả Phan Bội Châu - Cuộc đời và sự nghiệp (ảnh 1)

a. Hoàn cảnh sáng tác tác phẩm Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác

– Bài thơ được sáng tác khi Phan Bội Châu bị bọn phiệt tỉnh Quảng Đông bắt giam, trong hoàn cảnh ấy ông đã viết tác phẩm Ngục trung thư tập, “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” là bài thơ Nôm nằm trong tập Ngục trung thư tập

b. Bố cục tác phẩm Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác

– Hai câu đề: Khẳng định tinh thần bất khuất phi thường.

– Hai câu thực: Chiêm nghiệm về cuộc đời sóng gió.

– Hai câu luận: Hình tượng bậc anh tài có tài năng, chí khí.

– Hai câu kết: Sự bền chí, vững lòng của anh hùng.

c. Nội dung chính tác phẩm Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác

Bài thơ đã khắc họa phong thái ung dung, đường hoàng, khí phách kiên cường bất khuất, vượt lên trên hoàn cảnh tù ngục của nhà cách mạng Phan Bội Châu.

d. Tóm tắt tác phẩm Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác

Bài thơ Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông nói về ý chí kiên cường, với phong thái dung dung và hào hùng vượt lên cảnh ngục tù khốc liệt để an ủi mình giữ vững lí tưởng, niềm tin và khát vọng cứu nước cứu dân của cụ Phan Bội Châu trong những này bị chính quyền Trung Quốc bắt giữ.

e. Phương thức biểu đạt

– Tác phẩm Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác sử dụng phương thức biểu đạt: Biểu cảm

g. Thể thơ

– Tác phẩm Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác thuộc thể thơ: Thất ngôn bát cú

h. Giá trị nội dung tác phẩm Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác

Phong thái ung dung, đường hoàng và khí phách kiên cường, bất khuất vượt lên trên cảnh tù ngục khốc liệt của nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu.

i. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác

Bài thơ sử dụng thành công thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật với phép đối chặt chẽ, giọng thơ hào hùng có sức lôi cuốn, có sự vui đùa hóm hỉnh nhưng vẫn đầy hào khí anh hùng.

4.2. Lưu biệt khi xuất dương

Tóm tắt Lưu biệt khi xuất dương hay, ngắn gọn (5 mẫu) (ảnh 1)

a. Hoàn cảnh sáng tác tác phẩm Lưu biệt khi xuất dương

– Bài thơ được sáng tác vào năm 1905 trước lúc tác giả sang Nhật Bản tìm một con đường cứu nước mới, ông làm bài thơ này để giã từ bè bạn, đồng chí

b. Bố cục tác phẩm Lưu biệt khi xuất dương

– Phần 1 (4 câu đầu): Quan niệm mới về chí làm trai, cùng ý thức của cái tôi đầy trách nhiệm.

– Phần 2 (còn lại): Ý thức được nỗi nhục mất nước, sự lỗi thời của nền học vấn cũ, đồng thời thể hiện khát vọng hăm hở, dấn thân trên hành trình cứu nước.

đồng thời thể hiện khát vọng hăm hở, dấn thân trên hành trình cứu nước.

c. Tóm tắt tác phẩm Lưu biệt khi xuất dương

Tác giả khẳng định chí làm trai của trang nam nhi, sự cần thiết phải có bản thân trong cuộc đời, khát vọng ra đi tìm đường cứu nước. Hình ảnh ra đi đầy lãng mạn thể hiện nhiệt huyết tuổi trẻ và lí tưởng nam nhi trong hoàn cảnh nước mất nhà tan.

d. Phương thức biểu đạt tác phẩm Lưu biệt khi xuất dương

– Biểu cảm

e. Thể thơ tác phẩm Lưu biệt khi xuất dương

– Tác phẩm Lưu biệt khi xuất dương thuộc thể loại: Thất ngôn bát cú Đường luật

g. Giá trị nội dung tác phẩm Lưu biệt khi xuất dương

– Bài thơ khắc họa vẻ đẹp lãng mạn, hào hùng của nhà chí sĩ cách mạng những năm đầu thế kỉ XX, với tư tưởng mới mẻ táo bạo, bầu nhiệt huyết sôi nổi và khát vọng cháy bỏng trong buổi đầu ra đi tìm đường cứu nước

h. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Lưu biệt khi xuất dương

– Giọng thơ tâm huyết có sức lay động mạnh mẽ, chất lãng mạn toát ra từ nhiệt huyết cách mạng sôi nổi của nhà thơ.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung giải trí học tập và các kiến thức thú vị khác tại đây.

Chia sẻ bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chuyển hướng trang web