Tuân Tử nói: “Người chê ta mà chê phải là thầy của ta, người khen ta mà khen phải là bạn ta, những kẻ vuốt ve, nịnh bợ ta chính là kẻ thù của ta vậy”. Em nghĩ gì về câu nói trên? – Ngữ Văn 12

Dàn ý

1. Mở bài

Được mất dương dương người thái thượng

Khen chê phơi phới ngọn đông phong

        Để có được thái độ an nhiên, bình thản với mọi được – mất, khen – chê ở đời như Nguyễn Công Trứ đâu phải dễ. Chúng ta vẫn luôn bận lòng với lời khen tiếng chê ở đời. Khen chê đôi khi là động lực để ta hoàn thiện mình. Khen chê đôi khi là “thuốc thử” để ta biết thật – giả của lòng người. Khuyên con người cần tỉnh táo trước lời khen, chê ấy, Tuân Tử nói: “Người chê ta mà chê phải là thầy của ta, người khen ta mà khen phải là bạn ta, những kẻ vuốt ve nịnh bợ ta chính là kẻ thù của ta vậy”.

2. Thân bài

a) Giải thích

– Giải thích từ ngữ:

Chê: phê bình chê trách những yếu kém, thiếu sót và tỏ ra không thích, không vừa ý về những điều đó

Chê phải: chê đúng, chỉ ra chính xác những hạn chế, khiếm khuyết, sai lầm trên tinh thần thiện chí vì sự tiến bộ của ta

Khen: đánh giá tốt và tỏ ý vừa lòng về một điều gì đó

Khen phải: đánh giá đúng trên cơ sở phát hiện chính xác điểm tốt, sự tiến bộ mà ta có được

Vuốt ve nịnh bợ: tỏ vẻ quan tâm, thông cảm hoặc khen ngợi thái quá bằng thái độ giả dối cốt lấy lòng, lôi kéo mua chuộc để cầu lợi

Thầy: Người có trình độ hướng dẫn, dạy bảo

Bạn: người có quan hệ thân quen, gần gũi có thể tâm tình, chia sẻ, đáng để ta trân trọng

Kẻ thù: người có quan hệ thù địch cần đề cao cảnh giác

 – Khái quát: Cần coi trọng người giúp ta nhận ra sai sót, khiếm khuyết, trân trọng những người phát hiện những điểm tốt, thế mạnh của ta và cần đề cao cảnh giác với những kẻ tìm cách lôi kéo, mua chuộc lấy lòng vì những  mục đích không rõ ràng

b) Bàn luận vấn đề

(1) Vì sao Người chê ta mà chê phải là thầy của ta?

– Dám chê người là trung thực, thẳng thắn. Chê phải lại càng quý, càng phục. Ta có lầm lỗi, có khuyết điểm, nhược điểm mà được người khác chê, chê phải mới đáng quý.

– Chỉ có thể chê phải nếu hiểu sâu sắc và có nhận thức đúng đắn về những chuẩn mực cần thiết. Hơn nữa những lời chê phải thường xuất phát từ thái độ thiện chí, hướng tới những điều tốt đẹp, hoàn hảo.

– Chê phải vì người ta nhìn thấy khiếm khuyết của ta, cái mà ta không nhìn thấy, để nhắc nhở, khuyên bảo, để mong ta tiến bộ.

–  Những người như thế đáng là thầy ta, đáng được ta trân trọng, cảm phục.

(2) Vì sao Người khen ta mà khen phải là bạn ta?

– Chỉ có thể khen phải khi những điều tốt đẹp, sự cố gắng nỗ lực, điểm tiến bộ, thành công kia là có thật.

– Chỉ có thể khen phải nếu lời khen kia  xuất phát từ một thái độ đúng, trân trọng những giá trị thực và cách đánh giá đúng xuất phát từ những tiêu chuẩn chuẩn mực.

– Những lời khen phải và khen đúng lúc sẽ có ý nghĩa động viên kịp thời và hữu hiệu. Đó chính là động lực tinh thần thôi thúc ta cố gắng hơn, làm việc có hiệu quả hơn.

– Những người như thế chính là bạn ta.

(3) Vì sao Những kẻ vuốt ve nịnh bợ ta chính là kẻ thù của ta?

– Sự vuốt ve nịnh bợ có thể đem lại cảm giác dễ chịu, thoải mái cho con người vì nó khiến con người lầm tưởng được quan tâm, được coi trọng, được đánh giá cao. Hơn cả sự lầm tưởng, người được vuốt ve nịnh bợ còn dễ có những ảo tưởng về bản thân và về mối quan hệ tốt đẹp giữa mình và người vuốt ve nịnh bợ kia.

 – Nhưng thực chất, những kẻ vuốt ve, nịnh bợ là kẻ xấu. Lời nói của họ là để lấy lòng, làm vừa lòng người ta. Loại người này có thủ thuật dùng những lời nói ngon ngọt để mơn trớn, để làm “phổng mũi” người ta! Vuốt, ve, nịnh bợ là để dụ dỗ, mơn trớn, mua chuộc và cầu lợi. Sống gần gũi những kẻ vuốt ve, nịnh bợ, nếu không có bản lĩnh sẽ bị sa ngã. Nịnh thần làm sụp đổ ngai vàng. Có gì cứng như đá, có gì mềm như nước; thê mà “nước chảy đá mòn”. Những lời vuốt ve, nịnh bợ còn mạnh hơn nữa, còn sắc hơn dao có thể mài mòn nhân cách, có thể giết chết bất cứ ai, có thể hủy hoại tâm hồn, làm băng hoại lối sống. Những kẻ vuốt ve, nịnh bợ còn là đầu mối, nguyên nhân của sự mất đoàn kết.

c) Bài học nhận thức và hành động

– Là một lời nhắc nhở giúp chúng ta tự điều chỉnh thái độ, cách cư xử với mọi người xung quanh mình để tự hoàn thiện nhân cách bản thân, sống chân tình, thiện chí, không xu nịnh, bợ đỡ vì như thế là cách tự hạ thấp phẩm giá của mình.

– Điều kiện để thực hiện cách ứng xử theo quan niệm của Tuân Tử: 

+ Nâng cao học vấn và văn hoá để có thể nhận thức đúng, phân biệt chính xác mọi hành vi, biểu hiện của người khác và mình.

+Rèn luyện bản lĩnh để vượt lên thói thường, sống đàng hoàng, ngay thẳng và luôn tỉnh táo trong xử lí các mối quan hệ

3. Kết bài

       Câu nói của Tuân Tử là một lời khuyên đẹp. Ông đã nêu lên một phương châm sống giàu ý nghĩa; nêu lên tiêu chí đúng đắn về cách nhận diện người thầy, người bạn, kẻ thù. Chọn thầy để học và hành đạo (đạo làm người). Chọn bạn (bạn tốt) để thêm sức mạnh trong cuộc đời. Nhận diện kẻ thù, bọn xu nịnh để gạt chúng ra khỏi tâm trí, để tâm hồn trong sạch, sống thảnh thơi.

 


Bài mẫu

        “Cuộc sống là bài học dài của nhân loại.” Đây là câu nói rất quen thuộc của Barie. Và bạn đã học được gì từ cuộc sống? Cách đứng dậy và đi tiếp sau những vấp ngã hay niềm tin vào những điều kỳ diệu? Cách nhận thức về cuộc sống lời khen chê hay niềm vui, sự hạnh phúc khi đạt được thành quả? Có lẽ, để cảnh tỉnh con người, Tuân Tử đã dạy cho chúng ta một bài học quý giá: “Người chê ta mà chê phải là thầy ta, người khen ta mà người khen phải là bạn ca, những kẻ bút về nịnh vợ chính là kẻ thù của ta vậy.”

        Cuộc sống chúng ta, chẳng thể nào là một bức tranh màu hồng dịu êm, đan xen với nó phải là những mảng tối xám trộn lẫn. Con người cũng vậy, không phải ai cũng hoàn hảo, vấp ngã, sai lầm sẽ giúp cho ta cứng cáp hơn. Mỗi cá nhân khi không may mắc sai lầm, tự mình chưa thể nhận ra được. Trong cái khoảnh khắc ấy, người sẵn sàng đứng ra, chỉ rõ lỗi lầm, thậm chí phê phán, ấy chính là người xứng đáng với danh hiệu thầy. Đó là người có tầm tri thức, hiểu biết vượt trội, có trí tuệ giúp cho chúng ta có thể nhận ra được lỗi lầm và sửa sai.

        Và trong cuộc đời của mỗi người, chắc chắn ai cũng có nhiều hơn một người thầy. Thầy mang đến cho ta những bài học sâu sắc về cuộc đời, về những tri thức rộng mở của nhân loại. Nhưng trên tất cả, người thầy ấy không ngần ngại chê và chỉ rõ sai phạm của ta với mong muốn rằng học trò có thể khắc phục và sửa chữa. Đừng lầm tưởng chỉ giáo viên mới có thể là “thầy”, ai cũng có thể là thầy, là cha, là mẹ hay thậm chí là những người bạn trong lớp. Không quan trọng là ai mà ta hãy nghĩ xem tao bị chê vì vấn đề gì và sửa chữa lỗi lầm ra sao. Đó là mong muốn của những người “chê phải”.

        Đối với bạn bè cũng vậy, những người khen ta, nhận ra được điểm mạnh của ta một cách chính xác đó mới chính là những người bạn tốt. Những ưu điểm luôn tiềm ẩn trong mỗi con người chờ khi được bộc phát. Người khen ta là người nhận ra điểm mạnh của bản thân, hiểu ta không đố kỵ, ghen ghét chứ cái tốt mà còn muốn cùng ta chia sẻ ngọt bùi.

        Vậy tại sao người khen ta mà khen phải lại là bạn của ta? Trong mỗi con người, luôn luôn có sự ghen tị tồn tại. Nó có thể len lỏi vào trong tim, làm mờ đôi mắt, làm ta đố kỵ, ganh ghét với tài năng, với cái tốt của người khác. Người sẵn sàng tán dương, chia sẻ nhiều hạnh phúc ngọt ngào ấy cùng ta chắc chắn là một con người không kỵ, ghen ghét với những gì tốt đẹp mà ta đang có.

        Khen chê có mối quan hệ khăng khít với nhau. Những người khen, người chê có tâm ta sẽ tiến bộ hơn. Khen sẽ giúp những ưu điểm của ta được phát huy còn chê cho những sai lầm được sửa chữa.

        Tuy nhiên, trong cuộc sống không phải ai khen ta hay chê ta cũng đều là bạn là thầy. Câu nói của Tuân Tử như là một lời khẳng định dứt khoát giữa giả và thật. Để nhận ra đâu là thì phải, bạn phải quả thật là khó khăn. Còn những lời khen chỉ vì mục đích cá nhân và có những lời chê chỉ để thỏa mãn cái tôi vị kỷ. Hơn tất cả, chúng ta cần phải sáng suốt, nhận ra đâu là “những kẻ vuốt ve nịnh bợ” – kẻ thù của ta. Kẻ thù là kẻ luôn muốn hãm hại, muốn đối đầu, muốn chiến thắng ta không mong muốn ta có được sự thành công.

        Người luôn mong ta thành công sẽ chẳng bao giờ nịnh bở ta. Bởi xu nịnh sẽ làm cho ta thụt lùi. Thành tích của ta chỉ có một nhưng chúng lại thổi phồng lên ba lên bốn hoặc nhiều hơn thế. Thậm chí có khi chúng còn ngụy biện, phù phép những khuyết điểm ai làm ta thành thành tích. Ảo mộng với bản thân sẽ là con rắn độc khiến ta dễ dàng chìm sâu trong vinh quang và nhanh chóng gặp phải thật nhiều thất bại.

        Vậy mà, trong cuộc đời này không phải ai cũng dễ dàng nhận ra đâu là thầy, là bạn, là những kẻ xu nịnh đáng khinh. Cũng có những kẻ chẳng dám chê bài vì sợ mất lòng ta nhưng cái ấy đâu biết rằng mất lòng trước sẽ được lòng sau. Cũng có những kẻ miệng khen ta nhưng lòng lại đang dậy sóng bẩy sự ghen ghét đố kỵ. Lại có người chê ta ngay cả khi ta làm tốt chỉ vì mong muốn ta phấn đấu hơn. Thế nên mỗi con người cần phải tự bỏ một cái nhìn khách quan, sâu sắc và vì bản thân mình. Điểm mạnh cần phát huy và điểm yếu là thứ ta cần triệt tiêu, khắc phục. Đó mới là cách tốt nhất để chúng ta đạt được những thành công tốt đẹp hơn trong cuộc sống tuyệt vời này!

Nguồn: Sưu tầm

Nguồn Tìm Đáp Án

Chia sẻ bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chuyển hướng trang web