Mời các bạn học sinh cùng tham khảo Đề kiểm tra 15 phút Hóa học 12 có đáp án do trang Giải Bài Tập tổng hợp. Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp bạn ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi Hóa học 12.
Mục lục
ĐỀ SỐ 1
Thời gian làm bài: 15 phút
Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn a mol một este no, đơn chức mạch hở X, cần b mol O2, tạo ra c mol hỗn hợp CO2 và H2O. Biết c = 2.(b – a). Số đồng phân este của X là
A. 4. B. 3.
C. 2. D. 6.
Câu 2: Cho 200g dung dịch glucozơ tác dụng với một lượng AgNO3 trong amoniac thu được 8,64g kết tủa. Nồng độ phần trăm của glucozơ trong dung dịch bằng bao nhiêu?
A. 1,8%. B. 2,4%.
C. 3,6%. D. 7,2%.
Câu 3: Saccarozơ có khả năng tham gia bao nhiêu phản ứng trong các phản ứng sau: thuỷ phân, tráng bạc, tác dụng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường, tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm khi đun nóng, tác dụng với nước brom?
A. 4. B. 5.
C. 3. D. 2.
Câu 4: Cho các este: vinyl axetat, etyl axetat, isoamyl axetat, phenyl axetat, anlyl axetat, vinyl benzoat. Số este có thể điều chế trực tiếp bằng phản ứng của axit và ancol tương ứng (có H2SO4 đặc làm xúc tác) là
A. 5. B. 3.
C. 4. D. 2.
Câu 5: Phát biểu sai là
A. Để chuyển hóa glucozơ và fructozơ thành những sản phẩm giống nhau ta cho tác dụng với H2/Ni,t0.
B. Chỉ dùng Cu(OH)2 có thể phân biệt glucozơ, lòng trắng trứng, glixerin, etanol.
C. Tinh bột và xenlulozơ khác nhau về cấu trúc mạch phân tử.
D. Trong phân tử gluxit luôn có nhóm chức anđehit.
Câu 6: Từ hai axit béo: axit stearic; axit panmitic có thể tạo ra tối đa x triglixerit. Giá trị của x là
A. 4. B. 2.
C. 3. D. 6.
Câu 7: Cho các phát biểu sau:
(1) Có thể dùng nước brom để phân biệt glucozơ và fructozơ.
(2) Dung dịch glucozơ và dung dịch saccarozơ đều có phản ứng tráng bạc.
(3) Dung dịch saccarozơ hoà tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường cho dung dịch màu xanh lam.
(4) Thuỷ phân hoàn toàn tinh bột thu được fructozơ.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 2.
C. 4. D. 1.
Câu 8: Trong các chất sau: glucozơ, saccarozơ, mantozơ, axit fomic, glixerol, axetanđehit, axeton. Có bao nhiêu chất có thể phản ứng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường?
A. 3. B. 4.
C. 5. D. 6.
Câu 9: Dãy gồm các chất nào sau đây chỉ được cấu tạo bởi các gốc α-glucozơ?
A. Saccarozơ và mantozơ.
B. Tinh bột và xenlulozơ.
C. Tinh bột và mantozơ.
D. Saccarozơ và xenlulozơ.
Câu 10: Cho 4,48 gam hỗn hợp gồm CH3COOC2H5 và CH3COOC6H5 (có tỉ lệ mol là 1:1) tác dụng với 800 ml dung dịch NaOH 0,1M thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thì khối lượng chất rắn thu được là
A. 5,6 gam. B. 6,4 gam.
C. 4,88 gam. D. 3,28 gam.
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
Câu 1: Đáp án A
Giả sử X là CnH2nO2
Giả sử có 1 mol X
Vậy X là C4H8O2.
Có 4 đồng phân este của X là
1. HCOOCH2CH2CH3
2. HCOOCH(CH3)2
3. CH3COOCH2CH3
4. CH3CH2COOCH3.
Câu 2: Đáp án C
Câu 3: Đáp án D
Saccarozơ là một đisaccarit được cấu tạo từ một gốc glucozơ và một gốc fructozơ liên kết với nhau qua nguyên tử oxi.
Do phân tử saccazozơ không có nhóm chức – CHO nên không có phản ứng tráng bạc, không làm mất màu nước brom, không tác dụng Cu(OH)2 trong môi trường kiềm đun nóng.
Câu 4: Đáp án B
Số este có thể điều chế trực tiếp bằng phản ứng của axit và ancol tương ứng (có H2SO4 đặc làm xúc tác) là: etyl axetat, isoamyl axetat, anlyl axetat.
Câu 5: Đáp án D
D sai phân tử gluxit có thể chứa nhóm chức xeton như fructozơ.
Câu 6: Đáp án D
– Triglixerit chỉ chứa cùng 1 gốc axit béo: có 2 đồng phân (C17H35COO)3C3H5 và (C15H31COO)3C3H5.
– Triglixerit tạo bởi 2 gốc axit stearic và 1 gốc axit panmitic: có 2 đồng phân.
– Triglixerit tạo bởi 1 gốc axit stearic và 2 gốc axit panmitic: có 2 đồng phân.
Câu 7: Đáp án B
(1) Đúng.
(2) Sai: dung dịch saccarozơ không có phản ứng tráng bạc.
(3) Đúng.
(4) Sai: Thuỷ phân hoàn toàn tinh bột thu được glucozơ.
Câu 8: Đáp án C
Các chất phản ứng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường là: glucozơ, saccarozơ, mantozơ, axit fomic, glixerol.
Câu 9: Đáp án C
Saccarozơ tạo thành từ 1 gốc α-glucozơ và 1 gốc β-fructozơ, xenlulozơ được cấu tạo bởi nhiều gốc β- glucozơ.
Câu 10: Đáp án B
Ta có: CH3COOC2H5: 0,02 mol; CH3COOC6H5: 0,02 mol; NaOH: 0,08 mol.
mrắn = mCH3COONa + mC6H5ONa + mNaOH dư = 0,04.82 + 0,02.116 + 0,02.40 = 6,4 gam.
ĐỀ SỐ 2
Thời gian làm bài: 15 phút
Câu 1: Etyl amin có công thức là
A. CH3CH2NH2. B. CH3OH.
C. CH3COOH. D. C6H5NH2.
Câu 2: Các polime: poli etilen; xenlulozơ; tinh bột; nilon-6; nilon-6,6; polibutađien.
Dãy các poli me tổng hợp là
A. poli etilen, xenlulozơ, nilon-6,6.
B. poli etilen, xenlulozơ, nilon-6, nilon-6,6.
C. poli etilen, nilon-6, nilon-6,6, poli butađien.
D. poli etilen, tinh bột, nilon-6, nilon-6,6.
Câu 3: Cho 15 gam hỗn hợp X gồm các amin: anilin, metylamin, đimetylamin, đietylmetylamin tác dụng vừa đủ với 50 ml dung dịch HCl 1M. Khối lượng sản phẩm thu được có giá trị là
A. 16,825 gam. B. 20,180 gam.
C. 21,123 gam. D. 15,925 gam.
Câu 4: Trùng hợp vinyl xianua (acrilonitrin) thu được chất nào trong các chất sau?
A. Cao su buna-N. B. Tơ nitron (hay olon).
C. Tơ capron. D. Tơ lapsan.
Câu 5: Tơ nào sau đây thuộc loại tơ bán tổng hợp (tơ nhân tạo)?
A. Bông. B. Tơ nilon-6,6.
C. Tơ tằm. D. Tơ visco.
Câu 6: Polime được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng là
A. poli (vinyl clorua).
B. polietilen.
C. poli (metyl metacrylat).
D. nilon-6,6.
Câu 7: Chất nào sau đây không phải trạng thái khí, ở nhiệt độ thường?
A. Trimetylamin. B. Metylamin.
C. Etylamin. D. Anilin.
Câu 8: X là một α-amino axit no, chỉ chứa một nhóm -NH2 và một nhóm -COOH. Cho 10,3 gam X tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 12,5 gam muối. Công thức cấu tạo của X là
A. CH3CH2CH(NH2)COOH. B. CH3CH(NH2)COOH.
C. CH3CH(NH2)COOH. D. H2NCH2CH2COOH.
Câu 9: Phân tử khối trung bình của poli (vinyl clorua) (PVC) là 75000. Hệ số polime hóa của PVC là
A. 1200. B. 1500.
C.2400. D. 2500.
Câu 10: Amin no, đơn chức, mạch hở X có 53,33% C về khối lượng. Số đồng phân cấu tạo của X là
A. 2 B. 3
C. 1 D. 4
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
Câu 1: Đáp án A
Etyl amin: CH3CH2NH2.
Câu 2: Đáp án C
A và B loại vì xenlulozơ là polime thiên nhiên.
D loại vì tinh bột là polime thiên nhiên.
Câu 3: Đáp án A
X + HCl → muối
Bảo toàn khối lượng có:
mmuối = mX + mHCl = 15 + 0,05.36,5 = 16,825 gam.
Câu 4: Đáp án B
Trùng hợp vinyl xianua (acrilonitrin) thu được tơ nitron (tơ olon).
nCH2=CH-CN [-CH2-CH(CN)-]n
Câu 5: Đáp án D
Bông và tơ tằm là tơ thiên nhiên, tơ nilon – 6,6 là tơ tổng hợp.
Câu 6: Đáp án D
Poli (vinyl clorua) được điều chế bằng cách trùng hợp vinyl clorua.
Polietilen được điều chế bằng cách trùng hợp etilen.
Poli (metyl metacrylat) được điều chế bằng cách trùng hợp metyl metacrylat.
Nilon-6,6 được điều chế bằng cách trùng ngưng hexametylenđiamin và axit ađipic.
Câu 7: Đáp án D
Có 4 amin là chất khí ở nhiệt độ thường gồm: metylamin: CH3NH2; etylamin: C2H5NH2; đimetylamin: CH3NHCH3 và trimetylamin (CH3)3N.
Câu 8: Đáp án A
Đặt công thức tổng quát của amino axit là H2N – R – COOH
H2N – R – COOH + NaOH → H2N – R – COONa + H2O
1 mol X tham gia phản ứng với NaOH thu được 1 mol muối → mmuối – mX = 22g
→ mmuối – mX = 12,5 – 10,3 = 2,2 gam → nX = 0,1 mol
Câu 9: Đáp án A
Poli (vinyl clorua) là [-CH2-CH(Cl)-]n
Câu 10: Đáp án A
Amin no, đơn chức, mạch hở có công thức tổng quát: CnH2n+3N
Trong X có 53,33%C
⇒ X là: C2H7N
CTCT X: C2H5-NH2; CH3 – NH – CH3.
ĐỀ SỐ 3
Thời gian làm bài: 45 phút
Câu 1: Benzyl axetat là một este có mùi thơm của hoa nhài. Công thức của benzyl axetat là:
A. C6H5 – COO – CH3.
B. CH3– COO– CH2–C6H5.
C. CH3– COO– C6H5.
D. C6H5– CH2– COO– CH3.
Câu 2: Cho dãy biến hoá: X là
X Y Z → K → cao su buna
A. Tinh bột.
B. Etylen.
C. Etyl clorua.
D. Butan.
Câu 3: Este nào sau đây thủy phân cho hỗn hợp 2 chất hữu cơ đều tham gia phản ứng tráng bạc?
A. CH3COOC2H5.
B. CH3COOCH=CH2.
C. HCOOCH2CH=CH2.
D. HCOOCH=CH– CH3.
Câu 4: Cho 360 gam glucozơ lên men tạo thành ancol etylic, khí sinh ra được dẫn vào dung dịch nước vôi trong dư thu được m gam kết tủa. Biết hiệu suất của quá trình lên men đạt 80 %. Vậy giá trị của m là
A. 200 gam. B. 320 gam.
C. 400 gam. D. 160 gam.
Câu 5: Hợp chất X có CTPT C4H6O2. Khi thủy phân X thu được 1 axit Y và 1 anđehit Z. Oxi hóa Z thu được Y. Trùng hợp X cho ra 1 polime. CTCT của X là
A. HCOOC3H5.
B. C2H3COOCH3.
C. CH3COOC2H3.
D. C3H5COOH.
Câu 6: Tại một nhà máy rượu, cứ 10 tấn tinh bột sẽ sản xuất được 1,5 tấn rượu etylic. Hiệu suất cả quá trình điều chế là
A. 26,4% B. 15%
C. 85% D. 32,7%
Câu 7: Lần lượt cho các chất: phenol, axit acrylic, axit fomic, metyl axetat phản ứng với Na, dung dịch NaOH đun nóng. Số trường hợp có phản ứng xảy ra là
A. 5. B. 6.
C. 7. D. 8.
Câu 8: Có 3 chất saccarozơ, mantozơ, anđehit axetic. Dùng thuốc thử nào để phân biệt?
A. AgNO3/NH3
B. Cu(OH)2/NaOH.
C. Dung dịch Br2
D. Na.
Câu 9: Este X có CTPT C4H8O2. Tên gọi của X là
Biết: X Y1 + Y2 ; Y1 Y2
A. isopropyl fomat.
B. etyl axetat.
C. metyl propionat.
D. n– propyl fomat.
Câu 10: Phản ứng nào sau đây không tạo ra glucozơ?
A. Lục hợp HCHO xúc tác Ca(OH)2.
B. Tam hợp CH3CHO.
C. Thủy phân mantozơ.
D. Thủy phân saccarozơ.
Câu 11: Chất hữu cơ X có CTPT là C4H6O2Cl2. Khi cho X phản ứng với dung dịch NaOH thu được HO– CH2– COONa, etylenglicol và NaCl. CTCT của X là
A. CH2Cl– COO– CHCl– CH3.
B. CH3– COO– CHCl– CH2Cl.
C. CHCl2– COO– CH2CH3.
D. CH2Cl– COO– CH2– CH2Cl.
Câu 12: Cho 360 gam glucozơ lên men thành ancol etylic (giả sử chỉ có phản ứng tạo thành ancol etylic). Cho tất cả khí CO2 hấp thụ vào dung dịch NaOH thì thu được 212 gam Na2CO3 và 84 gam NaHCO3. Hiệu suất của phản ứng lên men rượu là
A. 50% B. 62,5%
C. 75% D. 80%
Câu 13: Tổng số hợp chất hữu cơ no, đơn chức, mạch hở, có cùng công thức phân tử C5H10O2, phản ứng được với dung dịch NaOH nhưng không có phản ứng tráng bạc là
A. 4 B. 5.
C. 8. D. 9.
Câu 14: Phát biểu không đúng là
A. Dung dịch fructozơ hoà tan được Cu(OH)2.
B. Thủy phân (xúc tác H+, to) saccarozơ cũng như mantozơ đều cho cùng một monosaccarit
C. Sản phẩm thủy phân xenlulozơ (xúc tác H+, to) có thể tham gia phản ứng tráng gương
D. Dung dịch mantozơ tác dụng với Cu(OH)2 khi đun nóng cho kết tủa Cu2O.
Câu 15: Cho các phản ứng:
Công thức phân tử của X là
A. C12H20O6.
B. C12H14O4
C. C11H10O4.
D. C11H12O4.
Câu 16: Khối lượng phân tử trung bình của xenlulozơ trong sợi bông là 4860000 đvC. Vậy số gốc glucozơ có trong xenlulozơ nêu trên là
A. 28000. B. 30000.
C. 35000. D. 25000.
Câu 17: Cho công thức chất X là C3H5Br3. Khi X tác dụng với dung dịch NaOH dư tạo ra một hợp chất tạp chức của ancol bậc I và anđehit. Công thức cấu tạo của X là
A. CH3– CHBr– CHBr2.
B. CH2Br– CH2– CHBr2.
C. CH2Br– CHBr– CH2Br.
D. CH3– CBr2– CH2Br.
Câu 18: Cho 3 chất: Glucozơ, axit axetic, glixerol. Để phân biệt 3 chất trên chỉ cần dùng 2 hoá chất là
A. Dung dịch Na2CO3 và Na
B. Quỳ tím và Ag2O/dd NH3.
C. Dung dịch NaHCO3 và dung dịch AgNO3
D. Quỳ tím và Na
Câu 19: Cho sơ đồ phản ứng sau:
Este X + NaOH → CH3COONa + Chất hữu cơ Y
Y + O2 –xt→ Y1
Y1 + NaOH → CH3COONa + H2O
Có tất cả bao nhiêu chất X thỏa mãn sơ đồ trên?
A. 1. B. 4.
C. 2. D. 3.
Câu 20: Để sản xuất 1 tấn thuốc nổ proxilin (xem như là trinitrat xenlulozơ nguyên chất) thì cần dùng một lượng xenlulozơ là
A. 1000kg B. 611,3kg
C. 545,4kg D. 450,5kg
Câu 21: Cho 10 gam chất X (chỉ chứa nhóm chức este có phân tử khối là 100 đvC) tác dụng với 150 ml dung dịch NaOH 1M. Sau phản ứng, cô cạn dung dịch thu được 11,6 gam chất rắn khan và một chất hữu cơ Y. Công thức của Y là
A. CH3OH. B. C2H5OH.
C. CH3CHO. D. CH3COCH3.
Câu 22: Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Mantozơ là đồng phân của saccarozơ.
B. Hợp chất saccarozơ thuộc loại đisaccarit, phân tử này được cấu tạo bởi 2 gốc glucozơ.
C. Phân tử saccarozơ có nhiều nhóm hyđroxyl nhưng không có nhóm chức anđehit.
D. Xenlulozơ là hợp chất cao phân tử thiên nhiên, mạch không phân nhánh và do các mắt xích glucozơ tạo nên.
Câu 23: Cho 0,1 mol phenyl axetat tác dụng với 250ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch X. Cô cạn X được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 21,8. B. 8,2.
C. 19,8. D. 14,2.
Câu 24: Để phân biệt dung dịch mất nhãn gồm glucozơ, saccarozơ, CH3CHO, ancol etylic, hồ tinh bột ta dùng thuốc thử
A. I2, Cu(OH)2 to
B. I2, HNO3
C. I2, AgNO3/NH3
D. AgNO3/NH3, HNO3 to
Câu 25: Hỗn hợp M gồm hai chất hữu cơ X và Y. Cho M tác dụng vừa đủ với 150 ml dung dịch NaOH 1M đun nóng, thu được 14,1 gam một muối và 2,3 gam một ancol no, mạch hở. Nếu đốt cháy hoàn toàn lượng M trên thì thu được 0,55 mol CO2. Công thức của X và Y lần lượt là
A. CH2=CHCOOH và CH2=CH–COO– CH3.
B. CH≡C–COOH và CH≡C–COO–CH3.
C. CH≡C–COOH và CH≡C–COO–C2H5.
D. CH2=CHCOOH và CH2=CH–COO–C2H5.
Câu 26: Hiđro hoá hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm glucozơ và fructozơ cần phải dùng 4,48lít khí H2 ở đktc. Mặt khác, cũng m gam hỗn hợp này tác dụng vừa hết với 8 gam Br2 trong dung dịch. Số mol của glucozơ và fructozơ trong m gam hỗn hợp này lần lượt là
A. 0,05 mol và 0,15 mol
B. 0,05 mol và 0,35 mol
C. 0,1 mol và 0,15 mol
D. 0,2 mol và 0,2 mol
Câu 27: Cho a gam chất hữu cơ X chứa C, H, O tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, sau đó chưng khô thì phần bay hơi chỉ có 1,8 gam nước, phần chất rắn khan còn lại chứa hai muối của natri có khối lượng 11,8 gam. Nung hai muối này trong oxi dư, sau khi phản ứng hoàn toàn, ta thu được 7,95 gam Na2CO3; 7,28 lít khí CO2 (đktc) và 3,15 gam nước. Công thức đơn giản nhất của X là
A. C8H8O3. B. C8H8O2.
C. C6H6O2. D. C7H8O3.
Câu 28: Từ 180 gam glucozơ, bằng phương pháp lên men rượu, thu được a gam ancol etylic (hiệu suất 80%). Oxi hoá 0,1a gam ancol etylic bằng phương pháp lên men giấm, thu được hỗn hợp X. Để trung hoà hỗn hợp X cần 720 ml dung dịch NaOH 0,2M. Hiệu suất quá trình lên men giấm là
A. 10% B. 90%
C. 80% D. 20%
Câu 29: Hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ. X phản ứng với dung dịch KOH vừa đủ, cần dùng 100ml dung dịch KOH 5M. Sản phẩm phản ứng gồm 2 muối của một axit cacboxylic đơn chức và một ancol đơn chức. Cho toàn bộ lượng ancol tác dụng hết với Na thu được 3,36 lít H2 (đktc). X gồm
A. 1 axit và 1 ancol
B. 1 este và 1 axit
C. 2 este
D. 1 este và 1 ancol
Câu 30: Trong chế tạo ruột phích người ta thường dùng phương pháp nào sau đây:
A. Cho axetilen tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3
B. Cho anđehit fomic tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3
C. Cho axit fomic tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3
D. Cho glucozơ tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3.
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
Câu 1: Đáp án B
Benzyl axetat có mùi thơm của hoa nhài.
CTCT: CH3– COO– CH2– C6H5.
* Thêm một số mùi este thông dụng khác:
isoamyl axetat: mùi chuối chín
etyl butirat và etyl propionat: mùi dứa.
geranyl axetat: mùi hoa hồng.
Câu 2: Đáp án A
X là tinh bột. Sơ đồ chuyển hóa như sau:
C6H10O5 C6H12O6 C2H5OH C4H6 Cao su buna
Câu 3: Đáp án D
CH3COOC2H5 + NaOH → CH3COONa + C2H5OH
CH3COOCH=CH2 + NaOH → CH3COONa + CH3CHO
HCOOCH2CH=CH2 + NaOH → HCOONa + CH2=CHCH2OH
HCOOCH=CH– CH3 + NaOH → HCOONa + CH3– CH2CHO
→ Este thủy phân cho hỗn hợp hai chất hữu cơ đều tham gia phản ứng tráng bạc là HCOOCH=CH– CH3
Câu 4: Đáp án B
C6H12O6 2C2H5OH + 2CO2 ↑
CO2 + Ca(OH)2 dư → CaCO3 ↓ + H2O
Ta có: H = 80%
⇒ nCO2 = 1,6.2 = 3,2 mol = n↓
mCaCO3 = 3,2.100 = 320g.
Câu 5: Đáp án C
HCOOC3H5 + H2O HCOOH + C3H5OH
Oxi hóa C3H5OH không thu được HCOOH → không thỏa mãn.
• C2H3COOCH3 + H2O C2H3COOH + CH3OH
Oxi hóa CH3OH không thu được C2H3COOH → không thỏa mãn.
• CH3COOC2H3 + H2O CH3COOH + CH3CHO
2CH3CHO + O2
2CH3COOH
nCH3COOCH=CH2 – (– CH(OCOCH3)– CH2– )n–
→ thỏa mãn.
• C3H5COOH không bị thủy phân → không thỏa mãn.
Câu 6: Đáp án A
Ta có: (C6H10O5)n 2nC2H5OH
Hiệu suất của phản ứng là:
Câu 7: Đáp án C
Có 3 chất phản ứng với Na là phenol, axit acrylic, axit fomic.
Có 4 chất phản ứng với dung dịch NaOH đun nóng là phenol, axit acrylic, axit fomic, metyl axetat.
⇒ Có 7 trường hợp có phản ứng xảy ra.
Câu 8: Đáp án B
Dùng Cu(OH)2/NaOH phân biệt saccarozơ, mantozơ, anđehit axetic.
Ở nhiệt độ thường saccarozơ, mantozơ hòa tan Cu(OH)2 tạo dung dịch phức đồng màu xanh lam, anđehit axetic không hiện tượng → nhận ra anđehit axetic.
Sau đó đun nóng hai ống nghiệm có phức xanh → xuất hiện chất kết tủa màu đỏ gạch Cu2O → mantozơ.
Câu 9: Đáp án B
X là etyl axetat.
CH3COOC2H5 + H2O ⇆ CH3COOH + C2H5OH
CH3CH2OH + O2 CH3COOH + H2O
Câu 10: Đáp án B
Tam hợp CH3CHO được chất có CTPT: C6H12O3, không phải là glucozơ.
Câu 11: Đáp án D
CH2Cl– COO– CHCl– CH3 + 3NaOH → HO– CH2– COONa + CH3CHO + 2NaCl + H2O
CH3– COO– CHCl– CHCl + 3NaOH → CH3COONa + CH2OH– CHO + 2NaCl + H2O
CHCl2– COO– CH2– CH3 + 3NaOH → CHO– COONa + 2NaCl + CH3CH2OH
CH2Cl– COO– CH2– CH2Cl + 3NaOH → HO– CH2– COONa + CH2OH– CH2OH + 2NaCl
⇒ X là CH2Cl– COO– CH2– CH2Cl.
Câu 12: Đáp án C
Bảo toàn C có: nCO2(tt) = nNa2CO3 + nNaHCO3 = 2 + 1 = 3 mol.
C6H12O6 2C2H5OH + 2CO2 ↑
nGlucozo = 2 ⇒ nCO2 (lt) = 2.2 = 4 mol
H% = (3/4).100% = 75%
Câu 13: Đáp án D
C5H10O2 có k = 1 , phản ứng với dung dịch NaOH ⇒ este hoặc axit no, đơn chức, mạch hở.
Không có phản ứng tráng bạc ⇒ không phải là este của axir fomic
⇒ Có 9 hợp chất hữu cơ thỏa mãn là
1. CH3– CH2– CH2– CH2– COOH.
2.
3.
4.
5. CH3COOCH2CH2CH3
6.
7. CH3CH2COOCH2CH3
8. CH3CH2CH2COOCH3
9. (CH3)2CHCOOCH3
Câu 14: Đáp án B
Thủy phân (xúc tác H+, toC) saccarozơ cho 1 phân tử glucozơ và 1 phân tử fructozơ; mantozơ thủy phân tạo 2 phân tử glucozơ.
Câu 15: Đáp án C
Y + 2NaOH T + Na2CO3
⇒ Y là muối natri của axit hai chức.
CH3CHO + 2Cu(OH)2 + NaOH Z + …
Z là CH3COONa
Z + NaOH CH4 + Na2CO3
Vậy Y là NaOCO– CH2– COONa.
X + 3NaOH C6H5ONa + NaOCO– CH2– COONa + CH3CHO + H2O
X có CTCT là C6H5OCO– CH2– COOCH=CH2 ⇒ X có CTPT là C11H10O4
Câu 16: Đáp án B
Số gốc glucozơ trong xenlulozơ = 4860000 / 162 = 30000.
Câu 17: Đáp án B
Muốn tạo ra anđehit cần có 2 nhóm Br đính vào C bậc I ⇒ loại C, D
Vì X khi X tạo ancol bậc I nên 1 nhóm Br còn lại đính với C bậc I ⇒ loại A
CH2Br– CH2– CHBr2 + 3NaOH → CH2(OH)– CH2– CHO + H2O + 3NaBr.
Câu 18: Đáp án B
Dùng quỳ tím phân biệt được axit axetic làm quỳ hóa đỏ
Dùng Ag2O/NH3: có kết tủa bạc là glucozơ
C sai vì AgNO3 thiếu môi trường NH3.
Câu 19: Đáp án C
Y1 là CH3COOH; X có dạng là CH3COOR
Y + O2 → Y1 nên Y có thể là CH3CHO.
Có 2 chất X thỏa mãn là CH3COOCH=CH2 và CH3COOCH(OH)CH3
Câu 20: Đáp án C
[C6H7O2(OH)3]n + 3nHNO3 → [C6H7O2(ONO2)3]n + 3nH2O
Ta có:
nxenlulozo = ntrinitrat xenlulozo =
mxenlulozo = . 162n = 54545g = 545,45kg
Câu 21: Đáp án C
Ta có MX = 100 ⇒ X có công thức phân tử C5H8O2
Ta có nX = 10 : 100 = 0,1 mol < nNaOH = 0,15 mol ⇒ chất rắn khan chứa muối RCOONa : 0,1 mol và NaOH dư: 0,05 mol
⇒ 0,1. (R + 67) + 0,05. 40 = 11,6 ⇒ R = 29 (C2H5)
Vậy X có công thức C2H5COOCH=CH2. Khi thủy phân X thu được C2H5COONa và CH3CHO
Câu 22: Đáp án B
Hợp chất saccarozơ thuộc loại đisaccarit, phân tử này được cấu tạo bởi 1 gốc α– glucozo, 1 gốc β– fructozo
Câu 23: Đáp án A
nCH3COOC6H5 = 0,1 mol; nNaOH = 0,25 mol
CH3COOC6H5 + 2NaOH → CH3COONa + C6H5ONa + H2O
nNaOH dư = 0,25 – 0,1 x 2 = 0,05 mol
Sau phản ứng thu được chất rắn gồm 0,1 mol CH3COONa; 0,1 mol C6H5ONa và 0,05 mol NaOH dư.
Vậy m = 0,1. 82 + 0,1.116 + 0,05.40 = 21,8 gam
Câu 24: Đáp án A
Khi nhỏ I2 vào các dung dịch glucozơ, saccarozơ, CH3CHO, ancol etylic, hồ tinh bột. Dịch xuất hiện xanh tím là hồ tinh bột.
Khi cho các dung dịch saccarozơ, CH3CHO, ancol etylic vào Cu(OH)2. Ở nhiệt độ thường dung dịch saccarozơ hòa tan kết tủa tạo dung dịch màu xanh lam, hai ống nghiệm còn lại không hiện tượng.
Đun nóng hai ống nghiệm còn lại, có kết tủa đỏ gạch → CH3CHO.
Không hiện tượng → C2H5OH.
Câu 25: Đáp án D
Từ 4 đáp án, ta xác định được ngay X là axit và Y là este.
Este Y được tạo thành từ axit X và 1 ancol no đơn chức (CnH2n+1OH)
Gọi x và n lần lượt là số mol và số nguyên tử C của ancol.
Ta có:
Vậy công thức của X là CH2=CHCOOH, công thức của Y: CH2=CHCOOC2H5
Câu 26: Đáp án A
Nhận thấy cho hỗn hợp glucozơ và fructozơ vào Br2 chỉ có glucozơ tham gia phản ứng
nglucozơ = nBr2 = 0,05 mol
Cho hỗn hợp glucozơ và fructozơ phản ứng H2 thì nglucozơ + nfructozơ = 0,2 mol
⇒ nfructozơ = 0,15 mol.
Câu 27: Đáp án A
nH2O bay hơi = 0,1 mol
Nung muối trong oxi dư thu được:
nNa2CO3 = 0,075 mol; nCO2 = 0,325 mol; nH2O = 0,175 mol.
nNaOH = 2.nNa2CO3 = 2.0,075 = 0,15 mol.
nC trong X = nNa2CO3 + nCO2 = 0,075 + 0,325 = 0,4 mol.
Bảo toàn H trong X: nH trong X = 0,1.2 + 0,175.2 – 0,15 = 0,4.
Theo BTKL: a = 11,8 + 1,8 – 0,15.40 = 7,6 gam
Giả sử X là CxHyOz
Vậy x : y : z = 0,4 : 0,4 : 0,15 = 8 : 8 : 3
Vậy CTĐGN của X là C8H8O3
Câu 28: Đáp án B
C6H12O6 2C2H5OH + 2CO2 ↑
CH3CH2OH + O2 CH3COOH + H2O
nglucozơ = 1 ⇒ nC2H5OH = 1.2.0,8 = 1,6 mol
nCH3COOH (lt) = 0,1.0,16 = 0,16 mol
nCH3COOH (tt) = 0,72.0,2 = 0,144 mol
Câu 29: Đáp án B
Hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ đơn chức.
X + 0,5 mol KOH → muối của hai axit cacboxylic đơn chức và 1 ancol đơn chức
ancol + Na dư → 0,15 mol H2.
• nKOH = 0,5 mol
nancol = 2nH2 = 2.0,15 = 0,3 mol < nKOH
Chỉ có 1 chất phản ứng sinh ra rượu.
Mà thu được 2 muối ⇒ Có một chất là este và 1 chất là axit
Câu 30: Đáp án D
Trong công nghiệp người ta dùng glucozơ để chế tạo ruột phích.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung học tập, giải trí và các kiến thức thú vị khác tại đây.