Đề bài
Câu 1 :
Địa hình núi nước ta gồm những hướng chính là:
-
A.
hướng tây bắc – đông nam và hướng vòng cung.
-
B.
hướng tây nam – đông bắc và hướng vòng cung.
-
C.
hướng bắc – nam và hướng vòng cung.
-
D.
hướng đông – tây và hướng vòng cung.
Câu 2 :
Độ cao núi của Trường Sơn Bắc so với Trường Sơn Nam:
-
A.
Trường Sơn Bắc có địa hình núi cao hơn Trường Sơn Nam
-
B.
Trường sơn Bắc chủ yếu là núi thấp, trung bình; Trường Sơn Nam gồm khối núi cao đồ sộ.
-
C.
Trường Sơn Bắc địa hình núi dưới 2000m, Trường Sơn Nam có đỉnh núi cao nhất trên 3000m
-
D.
Trường Sơn Nam có núi cao hơn Trường Sơn Bắc và cao nhất cả nước
Câu 3 :
Nước ta có 4600km đường biên giới trên đất liền, 3260km đường bờ biển,… là đặc điểm của vùng:
-
A.
đất
-
B.
biển
-
C.
trời
-
D.
nội thủy
Câu 4 :
Đường biên giới dài nhất trên đất liền nước ta là với quốc gia nào sau đây:
-
A.
Trung Quốc
-
B.
Campuchia
-
C.
Lào
-
D.
Thái Lan
Câu 5 :
Do có nhiều bề mặt cao nguyên rộng, nên miền núi thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh cây:
-
A.
Lương thực
-
B.
Thực phẩm.
-
C.
Công nghiệp.
-
D.
Hoa màu.
Câu 6 :
Ý nghĩa kinh tế của vị trí địa lí nước ta là
-
A.
Có vị trí địa lí đặc biệt quan trọng ở vùng Đông Nam Á, khu vực nhạy cảm với những biến động chính trị thế giới
-
B.
Tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trên thế giới, thu hút vốn đầu tư của nước ngoài.
-
C.
Tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta cùng chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước.
-
D.
Có nhiều nét tương đồng về lịch sử, văn hóa – xã hội với các nước láng giềng.
Câu 7 :
Ý nào sau đây không phải là thuận lợi chủ yếu của khu vực đồng bằng?
-
A.
Là cơ sở để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng hóa cây trồng.
-
B.
Cung cấp các nguồn lợi khác về thủy sản, lâm sản, khoáng sản
-
C.
Địa bàn thuận lợi để phát triển tập trung cây công nghiệp lâu năm.
-
D.
Là điều kiện thuận lợi đề tập trung các khu công nghiệp, thành phố.
Câu 8 :
Tác động tiêu cực của địa hình miền núi đối với đồng bằng của nước ta là :
-
A.
Mang vật liệu bồi đắp đồng bằng, cửa sông.
-
B.
Chia cắt thành nhiều vùng đồng bằng nhỏ hẹp
-
C.
Gây ra hiện tượng ngập lụt nghiêm trọng, kéo dài.
-
D.
Gây ra nhiều thiên tai mưa, bão, hạn hán.
Câu 9 :
Các cao nguyên badan, bán bình nguyên, đồi trung du là cơ sở để phát triển
-
A.
các cây công nghiệp hằng năm, cây ăn quả.
-
B.
các cây công nghiệp, cây rau đậu.
-
C.
các cây công nghiệp hằng năm, cây dược liệu.
-
D.
các cây công nghiệp, cây ăn quả.
Câu 10 :
Ở đồng bằng Sông Cửu Long về mùa cạn, nước triều lấn mạnh làm gần 2/3 diện tích đồng bằng bị nhiễm mặn, chủ yếu do:
-
A.
Có mạng lưới kênh rạch chằng chịt.
-
B.
Địa hình thấp, không có đê điều bao bọc.
-
C.
Có nhiều vùng trũng rộng lớn.
-
D.
Biển bao bọc 3 mặt đồng bằng.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung giải trí học tập và các kiến thức thú vị khác tại đây.