Kiểm tra 15 phút lần 1 học kì 1 Địa lí 12 – Đề số 3

Đề bài

Câu 1 :

Nước ta nằm ở vị trí:

  • A.

    rìa phía Đông của bán đảo Đông Dương

     

  • B.

    rìa phía Tây của bán đảo Đông Dương.

     

  • C.

    trung tâm châu Á

     

  • D.

    phía đông Đông Nam Á

Câu 2 :

Sự xâm thực mạnh mẽ tại miền đồi núi và bồi lắng phù sa tại các vùng trũng là biểu hiện đặc điểm nào của địa hình nước ta?

  • A.

    Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.

  • B.

    Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.

  • C.

    Địa hình nước ta khá đa dạng

  • D.

    Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người.

Câu 3 :

Ranh giới tự nhiên của vùng núi Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam là:

  • A.

    dãy Hoàng Liên Sơn

  • B.

    dãy Hoành Sơn

  • C.

    sông Cả

  • D.

    dãy Bạch Mã

Câu 4 :

Ý nào sau đây không phải là thuận lợi chủ yếu của khu vực đồng bằng?

  • A.

    Là cơ sở để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng hóa cây trồng.

  • B.

    Cung cấp các nguồn lợi khác về thủy sản, lâm sản, khoáng sản

  • C.

    Địa bàn thuận lợi để phát triển tập trung cây công nghiệp lâu năm.

  • D.

    Là điều kiện thuận lợi đề tập trung các khu công nghiệp, thành phố.

Câu 5 :

Đối với vùng đặc quyền kinh tế, Việt Nam có nghĩa vụ và quyền lợi nào dưới đây?

  • A.

    có chủ quyền hoàn toàn về thăm dò, khai thác quản lí tất cả các nguồn tài nguyên, các nước khác không có quyền tự do về hàng hải, hàng không.

  • B.

    có chủ quyền hoàn toàn về mặt kinh tế nhưng vẫn cho phép các nước tự do về hàng hải, hàng không, đặt ống dẫn dầu, cáp quang ngầm.

  • C.

    cho phép các nước được phép thiết lập các công trình nhân tạo phục vụ cho thăm dò, khảo sát biển

  • D.

    nước ta không có chủ quyền về mặt khai thác, quản lí các nguồn tài nguyên.

Câu 6 :

Điểm giống nhau chủ yếu nhất giữa địa hình bán bình nguyên và đồi là:

  • A.

    Được hình thành do tác động của dòng chảy chia cắt các thềm phù sa cổ.

  • B.

    Có cả đất phù sa cổ lẫn đất badan.

  • C.

    Được nâng lên yếu trong vận động Tân kiến tạo.

  • D.

    Nằm chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng.

Câu 7 :

Do nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới ở bán cầu Bắc, nên:

  • A.

    khí hậu có hai mùa rõ rệt: mùa đông bớt nóng, khô và mùa hạ nóng, mưa nhiều

  • B.

    nền nhiệt độ cao, các cân bức xạ quanh năm dương

  • C.

    có nhiều tài nguyên sinh vật quý giá

  • D.

     có sự phân hóa tự nhiên rõ rệt.

Câu 8 :

Đất đai ở đồng bằng ven biển miền Trung có đặc tính nghèo, nhiều cát, ít phù sa do:

  • A.

    Khi hình thành đồng bằng, biển đóng vai trò chủ yếu

  • B.

    Bị xói mòn, rửa trôi mạnh trong điều kiện mưa nhiều

  • C.

    Đồng bằng nằm ở chân núi, nhận nhiều sỏi, cát trôi sông.

  • D.

    Các sông miền Trung ngắn, hẹp và rất nghèo phù sa.

Câu 9 :

Trở ngại lớn nhất của địa hình miền núi đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của nước ta là:

  • A.

    Hiện tượng động đất thường xuyên xảy ra ở những vùng đứt gãy sâu.

  • B.

    Tình trạng thiếu đất canh tác, thiếu nước xảy ra thường xuyên.

  • C.

    Địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều sông suối và hẻm vực.

  • D.

    Địa hình dốc, đất dễ bị xói mòn và lũ nguồn dễ xảy ra.

Câu 10 :

Hiện nay, về vấn đề cắm mốc phân định chủ quyền biên giới quốc gia Việt Nam cần tiếp tục đàm phán với:

  • A.

    Trung Quốc và Lào

  • B.

    Lào và Cam- pu – chia

  • C.

    Cam-pu-chia và Trung Quốc.

  • D.

    Trung Quốc, Lào và Cam-pu-chia

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung giải trí học tập và các kiến thức thú vị khác tại đây.

Chia sẻ bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chuyển hướng trang web