Pb(OH)2 + NaOH → Na2PbO2 + H2O | Pb(OH)2 ra Na2PbO2

Pb(OH)2 + NaOH → Na2PbO2 + H2O là phản ứng trao đổi. Bài viết này cung cấp đầy đủ thông tin về phương trình hóa học đã được cân bằng, điều kiện các chất tham gia phản ứng, hiện tượng (nếu có), ... Mời các bạn đón xem:

Phản ứng Pb(OH)2 + NaOH → Na2PbO2 + H2O

Pb(OH)2 + NaOH → Na2PbO2 + H2O | Pb(OH)2 ra Na2PbO2 (ảnh 1)

1. Phương trình phản ứng Pb(OH)2 tác dụng NaOH

Pb(OH)2 + 2NaOH → Na2PbO2 + 2H2O

2. Phương trình ion rút gọn Pb(OH)2 + NaOH

Phương trình ion thu gọn

Pb(OH)2 (r) + 2OH → PbO22- + 2H2O

3. Điều kiện phản ứng Pb(OH)2 tác dụng NaOH

Không có

4. Hiện tượng phản ứng Pb(OH)2 tác dụng NaOH

Đem hòa tan vào dung dịch NaOH dư, thấy chất rắn tan dần.

5. Bản chất của các chất tham gia phản ứng

5.1. Bản chất của Pb(OH)2 (Chì (II) hidroxit)

Pb(OH)2 mang tính chất của hidroxit lưỡng tính nên hoà tan được trong kiềm.

5.2. Bản chất của NaOH (Natri hidroxit)

NaOH là một bazo mạnh nên tác dụng được với Pb(OH)2.

6. Tính chất hóa học của Pb(OH)2

6.1. Tính chất vật lí & nhận biết

– Tính chất vật lí: Không tan trong nước, là chất rắn, có màu trắng.

– Nhận biết: Đem hòa tan vào dung dịch NaOH dư, thấy chất rắn tan dần.

Pb(OH)2 + 2NaOH→ Na2PbO2 + 2H2O

6.2. Tính chất hóa học

Mang tính chất của hiđroxit lưỡng tính.

Phản ứng với axit

Pb(OH)2 + 2HCl → PbCl2 + 2H2O

Pb(OH)2 + H2SO4 → PbSO4 + 2H2O

Hòa tan trong kiềm

Pb(OH)2 + 2NaOH →Na2PbO2 + 2H2O

Pb(OH)2 +Ba(OH)2 →BaPbO2 + 2H2O

Nhiệt phân

Pb(OH)2 Tính chất hóa học của Chì 2 Hidroxit Pb(OH)2 | Tính chất vật lí, nhận biết, điều chế, ứng dụng PbO + H2O

6.3. Điều chế

Cho dung dịch muối chì (II) tác dụng với dung dịch bazo

Pb(NO3)2 + 2KOH → Pb(OH)2 + 2KNO3

6. Tính chất hoá học của NaOH

NaOH là một bazơ mạnh nó sẽ làm quỳ tím chuyển màu xanh, còn dung dịch phenolphtalein thành màu hồng. Một số phản ứng đặc trưng của Natri Hidroxit được liệt kê ngay dưới đây.

Phản ứng với axit tạo thành muối + nước:

NaOHdd + HCldd→ NaCldd + H2O

Phản ứng với oxit axit: SO2, CO2

2NaOH + SO2→ Na2SO3 + H2O

NaOH + SO2→ NaHSO3

Phản ứng với axit hữu cơ tạo thành muối và thủy phân este, peptit:

NaOH phản ứng với axit hữu cơ tạo muối và peptit

Phản ứng với muối tạo bazo mới + muối mới (điều kiện: sau phản ứng phải tạo thành chất kết tủa hoặc bay hơi):

2NaOH + CuCl2→ 2NaCl + Cu(OH)2↓

Tác dụng với kim loại lưỡng tính:

2NaOH + 2Al + 2H2O→ 2NaAlO2 + 3H2

2NaOH + Zn → Na2ZnO2 + H2

Tác dụng với hợp chất lưỡng tính:

NaOH + Al(OH)3 → NaAl(OH)4

2NaOH + Al2O3 → 2NaAlO2 + H2O

7. Bài tập vận dụng liên quan

Câu 1. Dãy các hợp chất vừa tác dụng được với dung dịch HCl vừa tác dụng với dung dịch NaOH là:

A. AlCl3, Al2O3, Al(OH)3

B. Al2O3, Al(OH)3, NaHCO3

C. Pb(OH)2, Al2O3, Na2CO3

D. ZnO, Pb(OH)2, NH4Cl

Lời giải:

Đáp án: B

Câu 2. Dãy gồm những chất hiđroxit lưỡng tính là

A. Ca(OH)2, Pb(OH)2, Zn(OH)2

B. Ba(OH)2, Al(OH)3, Pb(OH)2

C. Zn(OH)2, Al(OH)3, Pb(OH)2

D. Fe(OH)3, Mg(OH)2, Zn(OH)2

Lời giải:

Đáp án: C

Câu 3. Cho 1,91 gam hợp kim Ba, Al vào nước dư chỉ thu được dung dịch chưa duy nhất một muối. Khối lượng Ba là:

A. 3,42 gam.

B. 1,644 gam.

C. 1,37 gam.

D. 2,74 gam

Lời giải:

Đáp án: C
Công thức muối Ba(AlO2)2 ⇒ nAl= 2nBa ⇒ mBa = 1,37 gam

Câu 4. Cho các dung dịch axit có cùng nồng độ mol: H2S,HCl, H2SO4, H3PO4, dung dịch có nồng độ H lớn nhất là

A. H2SO4

B. CH3COOH

C. HCl

D. H3PO4

Lời giải:

Đáp án: A

Xem thêm các phương trình hóa học khác:

(NH4)2SO4 + BaCl2 → NH4Cl + BaSO4

(NH4)2SO4 + NaOH → Na2SO4 + NH3 + H2O

KClO3 + C → KCl + CO2

HClO + KOH → KClO + H2O

Hoàn thành sơ đồ sau: S → SO2 → SO3 → H2SO4

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung giải trí học tập và các kiến thức thú vị khác tại đây.

Chia sẻ bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chuyển hướng trang web