Phương trình ion rút gọn MgCl2 + KNO3
1. Phương trình phân tử và ion rút gọn MgCl2 + KNO3
Phương trình MgCl2 + KNO3 không xảy ra phản ứng vì
Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li chỉ xảy ra khi các ion kết hợp được với nhau tạo thành ít nhất một trong các chất sau: chất kết tủa, chất điện li yếu, chất khí.
Phản ứng này không thỏa mãn điều kiện trên, do đó không xảy ra.
2. Điều kiện để phản ứng trao đổi xảy ra
Hai chất tham gia phản ứng: đều là dung dịch (nếu là chất không tan thì chỉ tác dụng với axit).
Sản phẩm: có ít nhất một chất kết tủa hoặc bay hơi.
Ví dụ:
ZnSO4+ 2KOH → Na2SO4+ Zn(OH)2 ↓
BaCO3 + 2HCl → BaCl2 + CO2↑ + H2O
MgCl2 + KNO3: Phản ứng không xảy ra.
Phản ứng trung hòa cũng thuộc loại phản ứng trao đổi và luôn xảy ra.
Ví dụ: H2SO4 + 2KOH →K2SO4 + 2H2O
3. Tính chất hóa học của MgCl2
Mang tính chất hóa học của muối:
3.1 Tác dụng với muối
MgCl2 + 2AgNO3 → 2AgCl + Mg(NO3)2
3.2 Tác dụng với dung dịch bazo
MgCl2 + 2NaOH → Mg(OH)2 + 2NaCl
4. Tính chất vật lí của MgCl2
Magnesium chloride là chất rắn kết tinh màu trắng hoặc không màu, có vị đắng. Tan được trong nước và có tính hút ẩm mạnh. Khối lượng mol của MgCl2 là 95.211 g/mol (khan) và 203.31 g/mol (ngậm 6 nước). Khối lượng riêng của MgCl2 là 2.32 g/cm3 (khan) và 1.569 g/cm3 (ngậm 6 nước).
5. Tính chất hóa học của KNO3
KNO3 có tính Oxy hóa rất cao
KNO3 bị nhiệt phân tạo thành kali Nitrít và Oxi với phương trình sau đây:
KNO3 → KNO2 + O2 ( Điều kiện xảy ra phản ứng đó là nhiệt độ cao )
6. Câu hỏi vận dụng liên quan
Câu 1. Viết các phương trình phân tử và ion rút gọn của các phản ứng (nếu có) xảy ra trong dung dịch giữa các cặp chất sau:
a) Fe2(SO4)3 + NaOH
b) NH4Cl + AgNO3
c) NaF + HCl
d) MgCl2 + KNO3
e) FeS + HCl
g) HClO + KOH
Hướng dẫn trả lời nội dung câu hỏi
a) Fe2(SO4)3 + 6 NaOH → 2 Fe(OH)3 + 3 Na2SO4
2Fe3+ + 3SO42− + 6Na+ + 6OH– → 2Fe(OH)3↓+6Na++ 3SO42−
Fe3+ + 3OH– → Fe(OH)3
b) NH4Cl + AgNO3 → NH4NO3 + AgCl↓
NH4+ + Cl– + Ag+ + NO3– → NH4+ + NO3– + AgCl↓
Cl− + Ag+ → AgCl↓
c) NaF + HCl → NaCl + HF ↑
Na+ + F– + H+ + Cl– → Na+ + Cl– + HF ↑
H + + F – → HF ↑
d) Không xảy ra phản ứng
e) FeS (r) + 2HCl → FeCl2 + H2S
FeS (r) + 2H+ + Cl– → Fe2+ + 2Cl– + H2S↑
FeS (r) + 2H + → Fe2+ + H2S
g) HClO + KOH → KClO + H2O
HClO + K+ + OH- → K + + ClO– + H2O
HClO + OH- → CIO- + H2O
Câu 2. Dụng dịch X có chứa 5 ion: Mg2+, Ba2+, Ca2+; 0,125 mol Cl- và 0,25 mol NO3-. Thêm dần V lít dung dịch K2CO3 1M vào X đến khi thu được lượng kết tủa lớn nhất. Xác định thể tích của dung dịch X
Hướng dẫn trả lời nội dung câu hỏi
Vì cả ba ion Mg2+, Ca2+ và Ba2+ đều tạo kết tủa với CO32- nên đến khi được kết tủa lớn nhất thì dung dịch chỉ chứa Na+, Cl–, và NO3–.
Gọi số mol của muối KNO3 là x ta có:
nK2CO3= x mol => nK+ = 2x mol
Áp dụng định luật bảo toàn toàn điện tích ta có:
∑ n(+) = ∑ n(-) => 2x.1 = 0,125.1 + 0,25.1=> x = 0,1875 (mol)
=> V = n: CM= 0,1875 (l)
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung giải trí học tập và các kiến thức thú vị khác tại đây.