Soạn bài Chí Phèo SGK Ngữ văn 11 tập 1 Cánh diều – chi tiết

Chí Phèo là lời tố cáo đanh thép của Nam Cao về xã hội đương thời tàn bạo, thối nát đã đẩy người dân lương thiện vào con đường tha hóa, lưu manh hóa. Đồng thời ca ngợi vẻ đẹp của con người ngay cả khi bị vùi dập mất hết cả nhân hình, nhân tính

Nội dung chính

Chí Phèo là lời tố cáo đanh thép của Nam Cao về xã hội đương thời tàn bạo, thối nát đã đẩy người dân lương thiện vào con đường tha hóa, lưu manh hóa. Đồng thời ca ngợi vẻ đẹp của con người ngay cả khi bị vùi dập mất hết cả nhân hình, nhân tính.

Chuẩn bị

Câu hỏi (trang 66, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Nam Cao, xuất xứ và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm; lựa chọn và ghi chép lại một số thông tin giúp em đọc hiểu văn bản.

Phương pháp giải:

Chú ý lựa chọn thông tin phù hợp, phục vụ cho việc đọc hiểu.

Lời giải chi tiết:

Tác giả Nam Cao

 * Tiểu sử

– Nam Cao (1917 – 1951) tên khai sinh là Trần Hữu Tri

– Sinh ra trong một gia đình nghèo, đông con

– Sau hơn ba năm bôn ba ở Sài Gòn kiếm sống ông trở về quê nhà dạy học ở trường tư thục nhưng cuộc đời giáo khổ trường tư cũng không yên ổn, quân Nhật vào Đông Dương, trường đóng của ông phải sống chật vật, lay lắt bằng nghề viết văn và gia sư

– Ông tham gia cách mạng từ năm 1943 và tích cực hoạt động, dùng ngòi bút để chiến đấu

– Năm 1951 trên đường đi công tác ông bị giặc phục kích và sát hại

* Con người

– Vẻ ngoài lạnh lùng, đời sống nội tâm sục sôi luôn nghiêm khắc đấu tranh với mình thoát khỏi cái tầm thường, nhỏ nhoi để vươn tới những giá trị cao đẹp. Chính điều này đã làm nên thành công cho Nam Cao ở mảng đề tài khám phá nội tâm người trí thức nghèo.

– Là người có tấm lòng đôn hậu, chan chứa tình yêu thương nhất là người nông dân nghèo →những trang văn viết về người nông dân luôn thấm đượm tư tưởng nhân đạo sâu sắc.

– Là người luôn day dứt suy tư về bản thân cuộc sống → những sáng tác của ông luôn giàu tính triết lí.

* Đề tài

– Trước cách mạng: Người tri thức, người nông dân nghèo.

– Sau cách mạng: Là cây bút tiêu biểu của văn học kháng chiến chống Pháp.

Tác phẩm Chí Phèo

– Truyện ngắn Chí Phèo có tên là Cái lò gạch cũ; khi in sách lần đầu, nhà xuất bản tự ý đổi tên là Đôi lứa xứng đôi.

– Sau khi in lại trong tập Luống cày tác giả đặt tên là Chí Phèo.

Trong khi đọc 1

Câu 1 (trang 66, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Chí Phèo chửi những ai? Tiếng chửi cho thấy điều gì ở Chí?

Phương pháp giải:

Đọc đoạn 1, chú ý tiếng chửi của nhân vật.

Lời giải chi tiết:

– Chí chửi trời, chửi đời, chửi cả làng Vũ Đại, chửi những ai không cãi nhau với hắn.

– Chí là một tên suốt ngày say xỉn, hay chửi tục và bất mãn với mọi người người. Hắn ý thức được rằng mình đã bị xã hội ruồng bỏ.

Chí Phèo chửi cả làng Vũ Đại. Tiếng chửi cho thấy Chí là kẻ lưu manh, cứ rượu vào là chửi nhưng đằng sau đó thấy Chí Phèo mong muốn được coi là người bình thường.

Trong khi đọc 2

Câu 2 (trang 66, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Ngôn ngữ trong phần 1 là lời của ai?

Phương pháp giải:

Đọc đoạn 1, chú ý ngôi kể.

Lời giải chi tiết:

Ngôn ngữ trong phần 1 là lời của người dẫn truyện hay ở đây là của chính tác giả Nam Cao.

Là lời của người dẫn truyện (tác giả Nam Cao)

Ngôn ngữ trong phần (1) là lời của người kể chuyện.

Trong khi đọc 3

Câu 3 (trang 67, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Chú ý những chi tiết miêu tả ngoại hình Chí Phèo.

Phương pháp giải:

Đọc đoạn 2, tìm những chi tiết miêu tả ngoại hình.

Lời giải chi tiết:

– Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà lại cơng cơng, hai mắt gườm gườm…cái ngực phanh đầy những nét chạm trổ rồng phượng…

→ Sự thay đổi hoàn toàn so với chàng trai hiền lành chất phác trước đây.

Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà lại cơng cơng, hai mắt gườm gườm…cái ngực phanh đầy những nét chạm trổ rồng phượng…

Những chi tiết tả ngoại hình của Chí Phèo: trông đặc như thằng săng đá, đầu trọc, răng cạo trắng hớn, mặt thì đen, cơng cơng, hai mắt gườm gườm trong gớm, mặc quần nái đen với cái áo tây vàng, ngực phanh, đầy những nét chạm trổ rồng phượng với một ông tướng cầm chùy.

Trong khi đọc 4

Câu 4 (trang 67, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Chú ý những chi tiết miêu tả hành động của Chí Phèo.

Phương pháp giải:

Đọc đoạn 2, tìm những chi tiết miêu tả hành động.

Lời giải chi tiết:

– Hắn lúc nào cũng say và cứ say là hắn lại đến nhà Lí Kiến để chửi bới, rạch mặt ăn vạ.

– Bá Kiến đã biến Chí Phèo thành kẻ tay sai chuyên đâm thuê chém mướn cho Bá Kiến.

– Ai cho tiền sai gì hắn cũng làm.

→ Hắn trở thành một con quỷ dữ của làng Vũ Đại luôn làm những trò tác quái phá làng, phá xóm, khiến người dân ai ai cũng khiếp sợ.

– Hắn lúc nào cũng say và cứ say là hắn lại đến nhà Lí Kiến để chửi bới, rạch mặt ăn vạ.

– Bá Kiến đã biến Chí Phèo thành kẻ tay sai chuyên đâm thuê chém mướn cho Bá Kiến.

– Ai cho tiền sai gì hắn cũng làm.

– Những hành động của Chí Phèo trong phần (2):

+ Hắn ngồi ở chợ uống rượu với thịt chó suốt từ trưa đến xế chiều, say khướt rồi xách một vỏ chai đến cổng nhà bá Kiến để chửi.

+ Chí chửi bới, đập đầu rạch mặt ăn vạ, lăn lộn dưới đất.

+ Hắn rên rỉ, đòi liều phen sống chết, tính trả thủ bố con bá Kiến.

+ Chí mắc mưu, trở thành tay sai đắc lực cho Bá Kiến, con quỷ dữ của làng Vũ Đại.

Trong khi đọc 5

Câu 5 (trang 68, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Những lời nói cử chỉ của nhân vật bá Kiến góp phần thể hiện đặc điểm, tính cách của nhân vật này như thế nào?

Phương pháp giải:

Đọc đoạn 2, tìm những chi tiết liên quan đến Bá Kiến. Từ đó nhận ra được đặc điểm tính cách nhân vật.

Lời giải chi tiết:

– Nham hiểm, thủ đoạn:

+ Thủ đoạn dùng người: Lúc mềm mại, lúc cứng rắn, biết sử dụng trí tuệ để thuyết phục lòng người và để người ta làm việc cho mình.

– Ném đá giấu tay:

+ Bá Kiến lấn át các phe cánh khác nhờ thu dụng được những kẻ không sợ chết, không sợ đi ở tù. Lọc lừa, giả dối và xảo quyệt: Ngấm ngầm đẩy người ta xuống sông, nhưng rồi dắt nó lên để nó đền ơn. Hãy đập bàn đập ghế, đòi cho được năm đồng, nhưng được rồi thì vứt trả năm hào vì thương anh túng quá!.

→ Bá Kiến có nét chung của giai cấp thống trị tham lam, tàn bạo, không từ một thủ đoạn nào để bóc lột người nghèo. Bá Kiến có nét riêng của tên ác bá gian hùng, nham hiểm, thủ đoạn.

– Nham hiểm, thủ đoạn:

+ Thủ đoạn dùng người: Lúc mềm mại, lúc cứng rắn

– Ném đá giấu tay:

+ Lọc lừa, giả dối và xảo quyệt: Ngấm ngầm đẩy người ta xuống sông, nhưng rồi dắt nó lên để nó đền ơn. Hãy đập bàn đập ghế, đòi cho được năm đồng, nhưng được rồi thì vứt trả năm hào vì thương anh túng quá!

Bá Kiến là nhân vật có lòng dạ độc ác, điển hình cho tầng lớp địa chủ, cường hào ác bá ở nông thôn thời bấy giờ: bất nhân, vô lương tâm, nham hiểm, gian hùng, thối nát, bỉ ổi.

Trong khi đọc 6

Câu 6 (trang 69, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Chú ý những từ ngữ, chi tiết thể hiện tâm trạng và những thay đổi của Chí Phèo từ sau khi gặp Thị Nở.

Phương pháp giải:

Đọc đoạn 3, tìm những chi tiết sau khi Chí tỉnh dậy sau đêm ở bờ sông. So sánh với trước đây.

Lời giải chi tiết:

+ Chí thấy miệng đắng, chân tay uể oải và lòng mơ hồ buồn.

+ Lâu lắm hắn mới cảm nhận cuộc sống đời thường với những cảnh sắc, âm thanh bình dị: tiếng cười nói của những người đi chợ, tiếng anh thuyền chài đuổi cá, tiếng chim hót…

→ Những tiếng quen thuộc ấy hôm nào chả có. Nhưng hôm nay hắn mới nghe thấy, vì chỉ đến hôm nay hắn mới hoàn toàn tỉnh táo, các giác quan mới hoạt động bình thường. Những âm thanh ấy chính là tiếng gọi thiết tha của cuộc sống và đã lay động sâu xa tâm hồn Chí Phèo…

+ Khi tỉnh táo, Chí Phèo nhìn lại cuộc đời của mình cả trong quá khứ, hiện tại, tương lai. Trước hết, hắn nhớ lại những ngày rất xa xôi hắn mơ ước có một gia đình nho nhỏ. Chồng cuốc mướn cày thuê. Vợ dệt vải. Chúng lại bỏ một con lợn để làm vốn liếng. Khá giả thì mua năm sào ruộng làm. Mơ ước của Hắn thật nhỏ bé và giản dị nhưng suốt ba năm qua nó vẫn chưa trở thành hiện thực.

→ Những ước mơ tốt đẹp của Chí Phèo không hề bị mất đi mà nó chỉ chìm sâu vào một góc tăm tối nào đó của tâm hồn Chí.

+ Chí thấy miệng đắng, chân tay uể oải và lòng mơ hồ buồn.

+ Lâu lắm hắn mới cảm nhận cuộc sống đời thường với những cảnh sắc, âm thanh bình dị

+ Khi tỉnh táo, Chí Phèo nhìn lại cuộc đời của mình cả trong quá khứ, hiện tại, tương lai.

– Những từ ngữ, chi tiết nói về tâm trạng của Chí Phèo từ sau khi gặp thị Nở: bâng khuâng như tỉnh dậy sau một cơn say dài, lòng mơ hồ buồn, hắn nghe thấy những âm thanh thường ngày, nao nao buồn, ao ước có một gia đình nho nhỏ.

– Những thay đổi của Chí: nhận thức Nhận biết được mọi âm thanh trong cuộc sống, nhận ra bi kịch trong cuộc đời của mình và sợ cô đơn, cô độc. Lúc này, Chí Phèo thèm lương thiện và muốn làm hòa với mọi người.

Trong khi đọc 7

Câu 7 (trang 70, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Chú ý những đoạn độc thoại nội tâm của Chí Phèo.

Phương pháp giải:

Đọc đoạn 3, tìm suy nghĩ, độc thoại nội tâm khi Chí nghĩ về cuộc đời cô độc khi về già.

Lời giải chi tiết:

+ Có lý nào lại như thế được? Hắn đã già rồi hay sao? Ngoài bốn mươi tuổi đầu…

→ Tác giả Nam Cao đã sử dụng độc thoại nội tâm nhằm thể hiện sự tự vấn, suy nghĩ về tuổi già của Chí Phèo. Dường như Chí đã thức tỉnh sau những chuỗi ngày say triền miên. Nghĩ về bản thân mình, nghĩ về tương lai mai sau.

+ Có lý nào lại như thế được? Hắn đã già rồi hay sao? Ngoài bốn mươi tuổi đầu…

→ Thể hiện sự tự vấn, suy nghĩ về tuổi già của Chí Phèo.

Những độc thoại nội tâm của Chí Phèo cho thấy Chí ngẫm ra bao điều về cuộc đời mình, hiện tại của Chí là con số không tròn trĩnh: không vợ, không con, không nhà, không cửa, tương lai chỉ có sự đơn độc.

Trong khi đọc 8

Câu 8 (trang 71, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Chú ý những từ ngữ và câu văn diễn tả tâm trạng của Chí Phèo.

Phương pháp giải:

Đọc đoạn giữa đoạn 3, tìm những câu văn diễn tả tâm trạng sau khi ăn xong bát cháo hành.

Lời giải chi tiết:

– Khi ăn bát cháo hành, hắn thấy ngon lạ thường vì trước giờ chưa ai nấu cho hắn ăn như thế, chưa bao giờ hắn được chăm sóc bởi bàn tay một người đàn bà.

– Sau khi ăn bát cháo hành, mồ hôi ra nhiều, hắn cảm thấy sảng khoái, thấy lòng thành trẻ con, hắn muốn làm nũng với thị → Nhìn hắn lúc này hiền hơn bất cứ khi nào hết.

– Hắn ước ao có một cuộc sống bình yên như bây giờ và ngỏ lời rủ Thị Nở qua ở chung một nhà với hắn.

– Khi thấy Thị Nở lườm, hắn thích chí cười khanh khách nghe thật hiền.

→ Bát cháo của Thị Nở đã làm thay đổi hoàn toàn con người Chí Phèo khiến cho hắn cảm thấy vui vẻ, yêu đời, sống lại những ngày khi hắn còn hiền lành, lương thiện trước kia.

– Khi ăn bát cháo hành, hắn thấy ngon lạ thường

– Sau khi ăn bát cháo hành, mồ hôi ra nhiều, hắn cảm thấy sảng khoái, thấy lòng thành trẻ con, hắn muốn làm nũng với thị

– Hắn ước ao có một cuộc sống bình yên như bây giờ và ngỏ lời rủ Thị Nở qua ở chung một nhà với hắn.

– Khi thấy Thị Nở lườm, hắn thích chí cười khanh khách nghe thật hiền.

Những từ ngữ và câu văn diễn tả tâm trạng của Chí Phèo: hắn tự hỏi rồi tự trả lời, hắn nhớ đến “bà ba” rồi hắn thấy nhục, vì bát cháo hành của thị Nở làm hắn suy nghĩ nhiều. Ttình yêu thương của Thị Nở đã đánh thức bản chất lương thiện của Chí Phèo.

Trong khi đọc 9

Câu 9 (trang 72, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Vì sao có sự thay đổi trong suy nghĩ và tâm trạng của Chí Phèo?

Phương pháp giải:

Đọc đoạn giữa đoạn 3, chỉ ra sự thay đổi của Chí Phèo sau khi ăn bát cháo hành.

Lời giải chi tiết:

Từ ăn năn, hối hận, Chí bỗng thấy thèm lương thiện, thèm trở về cuộc sống ngày trước. Bát cháo hành đã dẫn đường cho hi vọng hoàn lương: Thị Nở có thể làm hòa với hắn thì mọi người cũng có thể làm hòa với hắn. Khát khao lương thiện bùng dậy mãnh liệt đã khiến Chí dồn hết hy vọng vào Thị Nở – về cây cầu đưa hắn về với cuộc đời lương thiện.

Sự thay đổi trong suy nghĩ và tâm trạng của Chí Phèo: hắn muốn Thị về ở với hắn, muốn được làm người lương thiện.

Trong khi đọc 10

Câu 10 (trang 72, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Bà cô Thị Nở có thái độ như thế nào?

Phương pháp giải:

Đọc đoạn 4, tìm ra thái độ của bà cô Thị Nở khi biết Thị ở bên cạnh Chí.

Lời giải chi tiết:

Bà cô thị Nở coi lời nói của thị Nở như một trò đùa. Bà cảm thấy buồn cười, sau đó là hoảng hốt khi nhớ đến cháu mình bị dở hơi. Bà cũng cảm thấy tủi thân cho chính mình rồi tức giận với thị Nở khi yêu ai không yêu lại yêu Chí Phèo.

Bà cô thị Nở có thái độ phản đối gay gắt khi biết chuyện cô cháu gái tuổi ba mươi chưa trót đời lại đi quen Chí Phèo.

Trong khi đọc 11

Câu 11 (trang 72, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Lưu ý thái độ và tâm trạng của Thị Nở.

Phương pháp giải:

Đọc đoạn 4, tìm ra thái độ của Thị Nở khi bị bà cô Thị mắng.

Lời giải chi tiết:

Khi bị bà cô mắng, Thị tức giận nhưng không cãi được vì lời của bà cô đúng. Mà không cãi được thì Thị lại càng tức giận rồi đi tìm Chí. Khi nhìn thấy Chí đang say mà còn mắng Thị do đợi lâu quá, Thị cảm thấy tại sao lại chửi Thị, Thị càng đùng đùng nổi giận mà mắng trực tiếp Chí, nói lại những lời bà cô nói để giải tỏa nỗi giận. Sau khi trút giận xong thì Thị vui lắm, Thị quay ngoắt đi về nhà.

Thái độ và tâm trạng của thị Nở: lộn ruột, tức, giận dữ nổi lên đùng đùng, chạy đến nhà Chí để chửi.

Trong khi đọc 12

Câu 12 (trang 73, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Hình dung dáng điệu, ngôn ngữ và hành động của Chí Phèo ở phần 5

Phương pháp giải:

Đọc đoạn 5, tìm ra hình dung, dáng điệu, ngôn ngữ, hành động của Chí khi bị Thị Nở từ chối.

Lời giải chi tiết:

– Dáng điệu: xông xông đi, nằm bẹp xuống đất, trợn mắt, vênh mặt,..

– Ngôn ngữ: ngang tàng, bất chấp.

– Hành động của Chí Phèo ở phần (5): vừa đi vừa chửi, dọa giết “nó”, nhưng cuối cùng hắn lại đến nhà bá Kiến đòi lương thiện, giết bá Kiến rồi tự sát.

Trong khi đọc 13

Câu 13 (trang 74, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Dự đoán: Chí Phèo sẽ làm gì?

Phương pháp giải:

Dựa vào những hành động ngôn ngữ dáng điệu của Chí Phèo để nhận ra hành động tiếp theo của Chí Phèo.

Lời giải chi tiết:

Chí Phèo sẽ liều mạng sống chết với Bá Kiến.

Trong khi đọc 14

Câu 14 (trang 75, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Chú ý một số chi tiết đặc sắc trong kết thúc truyện.

Phương pháp giải:

Đọc đoạn cuối của phần 5, tìm ra một số chi tiết có ý nghĩa lớn.

Lời giải chi tiết:

– Chí đã đâm cụ bá kẻ đã gây ra tất cả những đau khổ cho hắn và sau đó hắn đã tự kết thúc cuộc đời của mình để kết thúc tất cả những đau khổ.

– Thị nhìn vào bụng mình và thoáng hiện ra hình ảnh cái lò gạch cũ vắng người qua lại. Câu chuyện kết thúc nhưng lại mở ra một hình ảnh lặp lại là cái lò gạch. Liệu rằng sẽ tiếp tục một Chí Phèo khác sẽ ra đời và tiếp tục khổ đau.

Kết thúc truyện, Chí Phèo tự kết liễu mạng sống của chính mình, trong đầu Thị Nở hiện lên hình ảnh “cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa và vắng bóng người lại qua”.

Chi tiết này tạo kết cấu đầu cuối tương ứng, gắn với sự ra đời và mất đi của Chí Phèo. Đồng thời, mở ra bi kịch mới rằng nếu Thị Nở có con với Chí Phèo, số phận của đứa trẻ sẽ lặp lại những đau khổ, bất hạnh của bố mẹ.

Sau khi đọc 1

Câu 1 (trang 75, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Tóm tắt nội dung của từng phần đã được đánh số trong văn bản.

Phương pháp giải:

Đọc toàn bài, xác định nội dung chính của từng phần.

Lời giải chi tiết:

Phần 1. Chí Phèo vốn là một đứa trẻ bị bỏ hoang trong một lò gạch cũ và được nhặt về nuôi. Khi lớn lên Chí Phèo đi ở hết nhà này nhà khác để nuôi thân. Đến năm Phèo 20 tuổi, hắn là canh điền cho nhà Bá Kiến, và tấm bi kịch cuộc đời hắn từ diễn ra từ đây. Vì bị Bá Kiến ghen nên hắn bị giải lên huyện và bị bắt bỏ tù.

Phần 2. Hắn ở tù bày tám năm, sau khi trở về, hắn xuất hiện với bộ dạng khác hẳn ngày xưa, với nhiều hình xăm trên mình. Hắn lúc nào cũng say và cứ say là hắn lại đến nhà Lí Kiến để chửi bới, rạch mặt ăn vạ. Và Bá Kiến đã biến Chí Phèo thành kẻ tay sai chuyên đâm thuê chém mướn cho Bá Kiến. Trong tình trạng luôn say mèm, ai cho tiền sai gì hắn cũng làm, hắn trở thành một con quỷ dữ của làng Vũ Đại luôn làm những trò tác quái phá làng, phá xóm, khiến người dân ai ai cũng khiếp sợ.

Phần 3. Chí Phèo gặp thị Nở, sau một đêm ăn nằm với nhau, được thị Nở chăm sóc. Hắn khao khát trở về cuộc sống lương thiện và được sống cùng Thị Nở.

Phần 4. Bà cô của thị Nở biết chuyện giữa thị và Chí đã ngăn cản không cho thị ở bên Chí.

Phần 5. Chí Phèo tuyệt vọng, lại uống và lại xách dao ra đi, vừa đi hắn vừa chửi rủa sự đời. Hắn cầm dao đến nhà Bá Kiến đòi trả lương thiện cho hắn. Hắn đâm chết Bá Kiến rồi tự tử.

Phần 6. Sau cái chết của Chí Phèo và bá Kiến, dân làng đồn thổi nói xấu hai người. Thị Nở chứng kiến cảnh đó, nhìn xuống bụng và nghĩ đến lò gạch.

– Nội dung của từng phần trong văn bản:

+ Phần (1): Chí Phèo về lại làng sau thời gian dài đi tù. Vừa về đến làng, hắn đã rượu say rồi chửi mọi thứ, chửi trời, chửi đời, chửi làng Vũ Đại và chửi cả đứa nào đã sinh ra hắn.

+ Phần (2): Hắn trở về với bộ dạng khác hẳn ngày xưa. Hắn lúc nào cũng say và cứ say là hắn lại đến nhà Bá Kiến để chửi bới, rạch mặt ăn vạ. Bá Kiến đã biến Chí Phèo thành kẻ tay sai chuyên đâm thuê chém mướn cho lão. Chí Phèo trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại, ai cũng khiếp sợ.

+ Phần (3): Chí tỉnh dậy sau đêm dài gặp Thị Nở và ăn nằm với nhau. Thị Nở nấu cho hắn một bát cháo hành. Cũng từ đó hắn khao khát trở về cuộc sống lương thiện và muốn được sống cùng Thị Nở.

+ Phần (4): Bà cô Thị Nở biết được chuyện cô quen Chí nên đã không đồng ý. Thị và Chí đã có cuộc cãi vã qua lại.

+ Phần (5): Chí Phèo tuyệt vọng, uống say rồi cầm dao đến nhà Bá Kiến đòi lương thiện. Hắn đâm chết Bá Kiến rồi tự tử. Thị Nở nghe tin hắn chết nhìn xuống bụng và nghĩ đến cái lò gạch.

Sau khi đọc 2

Câu 2 (trang 75, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ của các nhân vật có ảnh hưởng đến số phận Chí Phèo.

Phương pháp giải:

Đọc toàn bài, xác định những nhân vật chính phụ, ảnh hưởng đến số phận Chí Phèo.

Lời giải chi tiết:

Soạn bài Chí Phèo | Hay nhất Soạn văn 11 Cánh diều

Sau khi đọc 3

Câu 3 (trang 75, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Phân tích diễn biến tâm trạng của Chí Phèo sau khi gặp thị Nở. Vì sao khi bị thị Nở từ chối, Chí Phèo lại xách dao đi giết bá Kiến và tự sát?

Phương pháp giải:

Phân tích diễn biến tâm trạng của Chí Phèo sau khi gặp thị Nở. Vì sao khi bị thị Nở từ chối, Chí Phèo lại xách dao đi giết bá Kiến và tự sát?

Lời giải chi tiết:

– Diễn biến tâm trạng sau khi gặp Thị Nở:

+ Chí thấy miệng đắng, chân tay uể oải và lòng mơ hồ buồn.

+ Lâu lắm hắn mới cảm nhận cuộc sống đời thường với những cảnh sắc, âm thanh bình dị: tiếng cười nói của những người đi chợ, tiếng anh thuyền chài đuổi cá, tiếng chim hót…

→ Những tiếng quen thuộc ấy hôm nào chả có. Nhưng hôm nay hắn mới nghe thấy, vì chỉ đến hôm nay hắn mới hoàn toàn tỉnh táo, các giác quan mới hoạt động bình thường. Những âm thanh ấy chính là tiếng gọi thiết tha của cuộc sống và đã lay động sâu xa tâm hồn Chí Phèo…

+ Khi tỉnh táo, Chí Phèo nhìn lại cuộc đời của mình cả trong quá khứ, hiện tại, tương lai. Trước hết, hắn nhớ lại những ngày rất xa xôi hắn mơ ước có một gia đình nho nhỏ. Chồng cuốc mướn cày thuê. Vợ dệt vải. Chúng lại bỏ một con lợn để làm vốn liếng. Khá giả thì mua năm sào ruộng làm. Mơ ước của Hắn thật nhỏ bé và giản dị nhưng suốt ba năm qua nó vẫn chưa trở thành hiện thực.

→ Những ước mơ tốt đẹp của Chí Phèo không hề bị mất đi mà nó chỉ chìm sâu vào một góc tăm tối nào đó của tâm hồn Chí.

– Chí Phèo xách dao đi giết Bá Kiến và tự sát do bị Thị Nở từ chối, Chí Phèo rơi vào tình thế bế tắc, tuyệt vọng, mọi hy vọng cho một tương lai “làm người” bỗng chốc hóa thành mây khói. Trong cơn tuyệt vọng ấy, Chí Phèo như tỉnh hẳn và chua xót nhận ra bi kịch tinh thần của cuộc đời mình – người vốn sinh ra là người nhưng lại không được làm “người”. Hắn vật vã, đau đớn. Càng tuyệt vọng, hắn càng uống rượu; nhưng càng uống rượu, hắn càng tỉnh ra. Hắn nhận ra phải giải quyết tận gốc vấn đề mà vấn đề chính là Bá Kiến. Sau đó Chí cũng kết thúc cuộc đời luôn vì cuộc đời của Chí đã qua đau khổ rồi.

– Diễn biến tâm trạng sau khi gặp Thị Nở:

+ Chí thấy miệng đắng, chân tay uể oải và lòng mơ hồ buồn.

+ Lâu lắm hắn mới cảm nhận cuộc sống đời thường với những cảnh sắc, âm thanh bình dị

+ Khi tỉnh táo, Chí Phèo nhìn lại cuộc đời của mình cả trong quá khứ, hiện tại, tương lai.

– Chí Phèo xách dao đi giết Bá Kiến và tự sát do bị Thị Nở từ chối, Chí Phèo rơi vào tình thế bế tắc, tuyệt vọng. Trong cơn tuyệt vọng ấy, Chí Phèo như tỉnh hẳn và chua xót nhận ra bi kịch tinh thần của cuộc đời mình. Hắn vật vã, đau đớn. Càng tuyệt vọng, hắn càng uống rượu. Hắn nhận ra phải giải quyết tận gốc vấn đề mà vấn đề chính là Bá Kiến. Sau đó Chí cũng kết thúc cuộc đời luôn vì cuộc đời của Chí đã qua đau khổ rồi.

* Diễn biến tâm trạng của Chí Phèo sau khi gặp thị Nở:

– Sau cuộc gặp gỡ với Thị Nở, lần đầu tiên Chí Phèo thực sự “tỉnh” sau những cơn say triền miên:

+ Chợt nhận ra ở trong cái lều ẩm thấp lờ mờ, thấy “chiều lúc xế trưa và gặp đêm bên ngoài vẫn sáng”

+ Bâng khuâng như tỉnh dậy sau một cơn say dài

+ Miệng đắng và “lòng mơ hồ buồn”

+ Cảm thấy “sợ rượu” – dấu hiệu của sự thức tỉnh rõ ràng nhất

+ Cảm nhận được những âm thanh của cuộc sống: tiếng chim hót, tiếng người cười nói,…

+ Hắn đủ đỉnh để nhận thức hoàn cảnh của mình, để thấy mình cô độc.

– Chí Phèo trải qua những cảm xúc chưa hề có trong đời, mang đến niềm vui, niềm hi vọng và mong ước trở về làm người lương thiện trỗi dậy:

+ Niềm hi vọng của thời trẻ quay lại: mong muốn một gia đình nho nhỏ, chồng cuốc mướn, cày thuê, vợ dệt vải, nuôi lợn, khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm.

+ Khi thấy bát cháo hành của Thị Nở, Chí Phèo ngạc nhiên và thấy “mắt mình như ươn ướt”, hắn xúc động vì lần đầu tiên có người chăm sóc mình.

+ Chí Phèo thèm lương thiện: tình yêu của Thị Nở làm hắn nghĩ bản thân có thể hoàn lương, khiến hắn đủ hi vọng và mong ước có một gia đình “Hay là mình sang ở với tớ một nhà cho vui”.

– Mong muốn trở về làm người lương thiện không thể, tình yêu bị ngăn cấm bởi bà cô thị Nở, thị từ chối, Chí thất vọng, đau đớn:

+ “ngẩn người”, “ngẩng mặt”: thái độ biểu thị sự nhận thức được tình cảnh của mình.

+ “hít thấy hơi cháo hành”: hồi tưởng về tình yêu đã trải qua

+ đuổi theo, nắm lấy tay thị: mong muốn níu kéo hạnh phúc

+ “ôm mặt khóc rưng rức”: đau đớn, tuyệt vọng

– Hành động tự kết liễu của Chí Phèo thể hiện sự phẫn uất và tuyệt vọng đến tột cùng:

+ Mong muốn quay trở lại làm người lương thiện không thể thực hiện được, niềm phẫn uất trong Chí đẩy lên cao

+ Hắn quyết định đến nhà thị Nở “để đâm chết cả nhà nó, đâm chết cái con khọm già nhà nó”.

+ Nhưng “hắn không rẽ vào nhà thị Nở mà thẳng đường đến nhà Bá Kiến và nói thẳng với Bá Kiến: niềm phẫn uất đã khiến Chí Phèo xác định đúng kẻ thù của mình.

* Khi bị thị Nở từ chối, Chí Phèo lại xách dao đi giết bá Kiến và tự sát bởi vì trong sự tỉnh táo đặc biệt của mình (càng uống càng tỉnh), hắn nhận ra kẻ thù thực sự của cuộc đời mình chính là Bá Kiến, kẻ khiến hắn trở thành con người tồi tệ, một con quỷ dữ ngày càng xa dần xã hội loài người và làm như vậy hắn mới như lấy lại được thanh danh cho mình.

Sau khi đọc 4

Câu 4 (trang 75, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Theo em, nỗi khốn khổ, tủi nhục lớn nhất của Chí Phèo là gì? Vì sao? Qua nhân vật này, nhà văn thể hiện những tình cảm, tư tưởng nào?

Phương pháp giải:

Đọc phần cuối và nhận ra nỗi khốn khổ tủi nhục lớn nhất qua tâm trạng, suy nghĩ. Từ đó nhận ra được tình cảm tư tưởng của tác giả.

Lời giải chi tiết:

– Theo em nỗi khốn khổ, tủi nhục lớn nhất của Chí Phèo là không có quyền được sống như một con người. Hắn vốn là người lương thiện nhưng bị số phận đưa đẩy trở thành người xấu, hắn bị mọi người khinh thường, bị coi như một con quỷ của làng Vũ Đại. Hạnh phúc và mái ấm gia đình đối với hắn thật xa vời.

– Qua đây, Nam Cao thể hiện được tư tưởng nhân đạo, lòng yêu thương, niềm tin yêu của ông vào những con người khốn khổ. Chí Phèo còn là tiếng kêu cứu của những con người khốn khổ, bí bách cùng quẫn không lối thoát bị xã hội ruồng bỏ để xã hội hiểu được hãy cho họ – những con người lầm đường lạc lối cơ hội trở về với cuộc sống lương thiện, cơ hội được hòa nhập cộng đồng.

– Theo em, trong muôn vàn nỗi khốn khổ, tủi nhục mà Chí đã nếm trải, nỗi đau khổ lớn nhất có lẽ chính là cái bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người thật xót xa, nhức buốt, dẫn đến cái chết của Chí. Cái chết như là hành động minh chứng cho sự khủng hoảng và bế tắc, tuyệt vọng không lối thoát, nó là kết quả cho sự hồi sinh và thức tỉnh của Chí, đó cũng là con đường duy nhất để Chí được làm người lương thiện bởi chỉ có kết thúc được những tháng ngày của quỷ dữ mới có thể bắt đầu để sống đúng nghĩa cuộc đời mình.

– Qua nhân vật này, nhà văn đã chĩa thẳng ngòi bút của mình đến thế lực phong kiến độc ác đã lấy đi nhân tính của biết bao nhiêu người nông dân lương thiện. Đồng thời ông cũng bênh vực và cổ vũ mọi người hãy cùng nhau đứng lên giành lấy quyền sống, quyền tự do cho chính mình để không ai phải tìm đến cái chết một cách thương tâm giống như Chí Phèo.

Sau khi đọc 5

Câu 5 (trang 75, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Phân tích và làm sáng tỏ một số đặc sắc nghệ thuật của truyện Chí Phèo từ các phương diện: cách mở đầu truyện, không gian và thời gian, sử dụng chi tiết, ngôn ngữ kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật, ngôi kể và sự thay đổi điểm nhìn,…

Phương pháp giải:

Đọc lại toàn bài, chú ý về những đặc điểm nghệ thuật.

Lời giải chi tiết:

– Cốt truyện được dẫn dắt bằng các nút thắt kịch tính để dẫn tới một kết thúc hợp lý mà về hình thức tưởng chừng đó là một kết thúc ngẫu nhiên.

– Nam Cao có nghệ thuật trần thuật linh hoạt, tự nhiên mà vẫn nhất quán, chặt chẽ. Đó là giọng điệu trần thuật hài hòa có sự kết hợp giữa lời đối thoại và lời độc thoại, giữa gián tiếp và lời nửa tiếp.

– Nhiều đoạn có sự lồng ghép giữa ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật. Ví dụ: đoạn kể về tiếng chửi của Chí, đoạn tả tâm trạng Chí sau cuộc gặp với Thị Nở và khi bị từ chối… Đối thoại Chí với Bá Kiến, Chí với Thị Nở…

– Đặc sắc nghệ thuật của truyện Chí Phèo từ các phương diện:

+ Điển hình hóa nhân vật: Chí Phèo, Bá Kiến là những điển hình đặc sắc trong tác phẩm. Vừa sinh động, độc đáo, không lặp lại, các nhân vật này mang sức khái quát cao cho mối xung đột diễn ra khốc liệt ở nông thôn Việt Nam trước cách mạng, đặc biệt là nhân vật Chí Phèo. Hắn là điển hình sinh động cho những người nông dân cố cùng bị hủy hoại, tha hoá đến tận cùng bởi thế lực tàn bạo.

+ Kết cấu vòng tròn, khép kín đã tạo nên chiều sâu cho truyện (Mở đầu truyện bằng hình ảnh Chí say rượu chửi bới om sòm, kết thúc bằng hình ảnh Thị Nở nhìn nhanh xuống bụng mình và thoáng nghĩ đến một cái lò gạch xa xôi vắng người qua lại…). Kết cấu này cho thấy số phận bế tắc, quẩn quanh không lối thoát của kiếp người trong xã hội bóc lột.

+ Nghệ thuật miêu tả tâm lí tài tình trong tác phẩm tạo nên những đoạn văn tuyệt bút. Số phận và bi kịch của Chí Phèo được đào sâu cực độ qua những đoạn văn hay như đoạn Chí Phèo thức tỉnh sau đêm say rượu gặp Thị Nở; đoạn Chí Phèo bị cự tuyệt tình yêu..

+ Ngôn ngữ, giọng điệu được thể hiện một cách sinh động, đa dạng trong truyện. Ngòi bút hiện thực vừa tỉnh táo, khách quan, sắc lạnh lại vừa đằm thắm, trữ tình như hòa quyện, xuyên thấm vào nhau. Ngoài ra, giọng trần thuật cũng thay đổi phù hợp với diễn biến tâm lý nhân vật, khi thì dùng lời kể trực tiêp, khi thì nửa trực tiếp, khi lại có sự đan xen giữa hai giọng kể trên một cách nhịp nhàng, nhuần nhuyễn (đoạn văn mở đầu tác phẩm, đoạn miêu tả tâm trạng khi ăn bát cháo hành, đoạn độc thoại nội tâm của Bá Kiến).

Sau khi đọc 6

Câu 6 (trang 75, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Theo em, truyện Chí Phèo có chủ đề phụ không? Nếu có, đó là chủ đề gì? Chủ đề phụ này có liên quan gì với chủ đề chính của tác phẩm?

Phương pháp giải:

Đọc lại toàn bài, phân tích và cảm nhận về nội dung và đưa ra chủ đề phụ.

Lời giải chi tiết:

Theo em, truyện Chí Phèo có chủ đề phụ. Đó là: sức mạnh của tình yêu thương, Biết yêu thương và chia sẻ với những người không may lầm đường lạc lối, tạo cơ hội để họ hoàn thiện bản thân và phải biết vượt qua nghịch cảnh để sống đàng hoàng, tử tế.

Theo em, truyện Chí Phèo có chủ đề phụ. Đó là: sức mạnh của tình yêu thương.

– Những giá trị văn hóa và triết lí nhân sinh trong truyện: Hiện lên làng quê nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám với tất cả những nề nếp, lối sống, sinh hoạt làng xã cổ hủ, phong kiến đầy rẫy những bất công,..Ngoài ra. truyện còn truyền tải lời kết án đanh thép xã hội thực dân, phong kiến tàn bạo đã phá cả thể xác và tâm hồn người nông dân lao động hiền lành, chất phác, mong muốn lật đổ xã hội tàn bạo để bảo toàn nhân tính của con người. Đồng thời, đây là lời cảnh báo của tác giá với số phận của những người nông dân Việt Nam trước Cách mạng, nếu không thay đổi thì cuộc sống của họ cũng sẽ bế tắc, tuyệt vọng, tha hóa, lưu manh hóa và cái chết sẽ là điều không thể tránh khỏi.

– Theo em, truyện Chí Phèo có chủ đề phụ. Đó là: sức mạnh của tình yêu thương, Biết yêu thương và chia sẻ với những người không may lầm đường lạc lối, tạo cơ hội để họ hoàn thiện bản thân và phải biết vượt qua nghịch cảnh để sống đàng hoàng, tử tế.

Sau khi đọc 7

Câu 7 (trang 75, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Từ truyện Chí Phèo, có thể nhận thấy những giá trị văn hoá và triết lí nhân sinh nào? Giá trị văn hóa và triết lý nhân sinh ấy có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống ngày nay?

Phương pháp giải:

Đọc lại toàn bài, nhận ra chủ đề của tác phẩm và những thông điệp tác giả muốn truyền tải.

Liên hệ đến cuộc sống ngày nay

Lời giải chi tiết:

* Giá trị hiện thực

– Phản ánh những vấn đề cơ bản của xã hội nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng 8.

– Hiện thực đời sống tăm tối, đau khổ của người nông dân, người lao động lương thiện được thể hiện tập trung qua số phận của nhân vật Chí Phèo.

→ “Chí Phèo” đã khái quát hiện thực mang tính quy luật trong xã hội cũ: có áp bức, có đấu tranh, đấu tranh tự phát thường dẫn đến kết cục bi thảm. Và những cuộc đấu tranh như thế này chưa thể kết thúc được vì “tre gài măng mọc”. Bá Kiến chết còn Lí Cường, còn nhiều tên cường hào ác bá khác thì còn những “hiện tượng Chí Phèo” và còn những cuộc đấu tranh tự phát…

* Giá trị nhân đạo

– Niềm cảm thương sâu sắc đối với những số phận khổ đau, bất hạnh như Chí Phèo, thị Nở:

– Khẳng định, đề cao nhân tính, đề cao con người.

– Nam Cao phê phán những thế lực bạo tàn chà đạp con người.

– Nam Cao đề ra giải pháp mang tính nhân đạo, mang ý nghĩa hiện thực và triết lí sâu sắc: lật đổ xã hội tàn bạo để bảo toàn nhân tính của con người.

→“Chí Phèo” là một tác phẩm văn học chân chính như trong quan niệm của Nam Cao: “Tác phẩm văn học có giá trị là tác phẩm phải thể hiện nỗi đau của con người, nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình, nó làm cho người gần người hơn”. Triết lý ấy còn nguyên giá trị trong cuộc sống ngày nay

Những giá trị văn hóa và triết lí nhân sinh trong truyện: Hiện lên làng quê nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám với tất cả những nề nếp, lối sống, sinh hoạt làng xã cổ hủ, phong kiến đầy rẫy những bất công,..Ngoài ra. truyện còn truyền tải lời kết án đanh thép xã hội thực dân, phong kiến tàn bạo đã phá cả thể xác và tâm hồn người nông dân lao động hiền lành, chất phác, mong muốn lật đổ xã hội tàn bạo để bảo toàn nhân tính của con người. Đồng thời, đây là lời cảnh báo của tác giá với số phận của những người nông dân Việt Nam trước Cách mạng, nếu không thay đổi thì cuộc sống của họ cũng sẽ bế tắc, tuyệt vọng, tha hóa, lưu manh hóa và cái chết sẽ là điều không thể tránh khỏi.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung học tập, giải trí và các kiến thức thú vị khác tại đây. Chúc các bạn lướt web vui vẻ !

Chia sẻ bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chuyển hướng trang web