SOẠN BÀI VIỆT BẮC, chi tiết | Ngữ văn 12

Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các bạn soạn bài Việt Bắc với các kiến thức cơ bản về tác giả, tác phẩm và định hướng, gợi ý trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa giúp các em thuận tiện hơn trong việc chuẩn bị bài trước khi lên lớp cũng như biết cách vận dụng vào các đề văn cụ thể liên quan đến bài thơ Việt Bắc

D. Giải đáp kiến thức phần luyện tập

Bài số 1 (trang 114 SGK ngữ văn 12 tập 1)

– Cặp đại từ xưng hô mình- ta vừa gần gũi vừa quen thuộc trong ca dao được tác giả  khéo léo sử dụng một cách tự nhiên, ấm áp.

– Tác giả cũng đưa cảm xúc dân dã, ngọt ngào, đằm thắm của ca dao dân ca vào trong bài thơ thể hiện qua cặp từ mình- ta

  • Có những câu thơ: “mình” là chỉ những người cán bộ – người đi, còn “ta” là  chỉ người Việt Bắc – người ở lại 

“Mình về mình có nhớ ta

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng”

  • Có câu thì “Mình” chỉ người ở lại, ta chỉ người đi.

Ta về mình có nhớ ta

Ta về ta nhớ những hoa cùng người”

  • Còn có câu “mình” chỉ cả người đi và người ở lại (chữ “mình” thứ ba trong câu thơ “mình đi mình lại nhớ mình”)

– Ý nghĩa khi dùng cặp đại từ xưng hô mình- ta:

  • Mang lại cho bài thơ nhịp điệu tâm tình, sâu lắng, mang đậm chất phong vị ca dao, tính dân tộc đậm đà.
  • Góp phần làm cho tình cảm giữa người ở và người đi khăng khít, gắn bó sâu nặng hơn.

Bài số 2 (trang 114 SGK ngữ văn 12 tập 1)

Phân tích đoạn thơ về vẻ đẹp của cảnh và con người Việt Bắc:

– Đoạn thơ như khúc hát ân tình, tha thiết, chan chứa yêu thương về Việt Bắc, quê hương cách mạng trong thời kỳ kháng chiến.

– Bên cạnh bức tranh mang đậm chất sử thi về cuộc sống thường nhật gần gũi, tình cảm của người lính cách mạng đó là vẻ đẹp của thiên nhiên:

  • Bức tranh tứ bình tuyệt đẹp về thiên nhiên nơi chiến khu Việt Bắc được tái hiện đạt tới sự tinh tế.
  • Bức tranh mùa xuân ấm áp, rực rỡ với màu đỏ tươi của hoa chuối 
  • Mùa xuân với gam màu trắng tinh khôi của hoa mơ, hoa mận gợi lên cảnh núi rừng tràn đầy sức xuân, sự tinh khiết trong trẻo.
  • Bức tranh mùa hè rực rỡ với gam màu vàng của rừng cây khi sắp sửa vào thu, hòa quyện với tiếng ve kêu nét âm thanh đặc trưng của mùa hè.
  • Hình ảnh con người nơi đây nổi bật giữa không gian núi rừng tươi đẹp càng làm cho câu thơ trẻ nên ngọt ngào, thi vị hơn.
  • Với hình ảnh của những khung cảnh thiên thiên Việt Bắc xuất hiện trước mắt người đọc cùng với tiếng hát của con người, sự hài hòa giữa cảnh và người này đã tạo nên sự nổi bật cho nhau.
  • Bức tranh thứ tư rừng thu nơi Việt Bắc trở nên mênh mông, rộng lớn nhưng không hề mang vẻ lạnh lẽo bởi có tiếng hát đâu đây hòa quyện với hình ảnh ánh trăng êm đềm, thanh bình, giản dị.

– Bài thơ “Việt Bắc” được xem là sự kết tinh tài hoa của Tố Hữu, nhà thơ đã thể hiện sự tinh tế độc đáo của mình bởi sự dẫn dắt của một điệu tâm hồn đầy tình nghĩa, bức tranh thiên nhiên hữu tình gắn liền với vẻ đẹp và tâm hồn của con người.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết ! Chúc bạn chuẩn bị bài thật tốt nhé !

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Hy vọng bài viết trên sẽ hữu ích và tác động tích cực tới kết quả học tập của bạn. Mời bạn tham khảo thêm các tài liệu học tốt khác tại đây .

Chia sẻ bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chuyển hướng trang web