Tác giả Bà Huyện Thanh Quan – Cuộc đời và sự nghiệp
1. Tiểu sử nhà văn Bà Huyện Thanh Quan
– Tên thật là Nguyễn Thị Hinh
– Ngày sinh: sống ở thế kỉ XIX, chưa rõ năm sinh, năm mất
– Quê quán: làng Nghi Tàm, nay thuộc quận Tây Hồ, Hà Nội.
– Gia đình: Chồng bà làm tri huyện Thanh Quan (thuộc Thái Ninh), tỉnh Thái Bình, do đó mà có tên gọi Bà Huyện Thanh Quan.
– Thời đại: Dưới thời vua Minh Mạng, bà được mời vào kinh giữ chức Cung Trung Giáo Tập để dạy học cho các công chúa và cung phi.
– Cuộc đời:
Bà nổi tiếng từ nhỏ là một người thông minh, lanh lợi và khi lớn lên nhờ vào tài trí của mình, bà đã từng được vua Tự Đức mời vào cung làm “Cung trung giáo tập” để dạy học cho các cung phi và công chúa.
Bà Huyện Thanh Quan sinh ra trong một gia đình có truyền thống hiếu học. Sau năm 1847 khi chồng bà mất thì bà cũng xin phép về quê nghỉ hưu và đưa bốn đứa con nhỏ từ Huế về sống tạo quê nội ở làng Nghi Tàm ở như vậy cho đến hết đời. Bà đã để lại 6 bài thơ viết bằng chữ Nôm, theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật cực kỳ nổi tiếng với tâm trạng của người phụ nữ, lồng ghép vào việc miêu tả phong cảnh hữu tình của đất nước như: “Qua Đèo Ngang, Thăng Long hoài cổ, Chùa Trấn Bắc,…”
2. Sự nghiệp văn học của nhà văn Bà Huyện Thanh Quan
– Bà là một trong số nữ sĩ tài danh hiếm có trong thời đại ngày xưa, hiện còn để lại sáu bài thơ Đường luật.
– Bà Huyện Thanh Quan sáng tác không nhiều, hầu hết viết bằng chữ Nôm, theo thể Đường luật. Hiện tìm được những bài sau: Thăng Long thành hoài cổ, Qua chùa Trấn Bắc, Qua Đèo Ngang, Chiều hôm nhớ nhà, Tức cảnh chiều thu, Cảnh đền Trấn Võ, Cảnh Hương sơn.
3. Về các tác phẩm tiêu biểu
3.1. Qua Đèo Ngang
a. Thể loại
Qua Đèo Ngang thuộc thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật
b. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác
– Bài thơ được viết khi Bà Huyện Thanh Quan vào Phú Xuân – Huế nhận chức quan của mình.
– Bài thơ này được viết vào khoảng thế kỉ XIX, khi tác giả lần đầu tiên tới Đèo Ngang.
c. Phương thức biểu đạt
Văn bản Qua Đèo Ngang có phương thức biểu đạt là biểu cảm.
d. Tóm tắt Qua đèo Ngang
Bài thơ là bức tranh cảnh vật bao la rộng lớn nhưng tiêu điều, hoang sơ. Từ chỗ cảm nhận vẻ đẹp hoang vắng của thiên nhiên, nhà thơ quay trở về thực tại của cõi lòng. Đứng trước trời, nước mênh mông, trước cảnh bể dâu của cuộc đời, con người thấy nhỏ bé, cô đơn, quay lại chỉ có mình với mình, với mảnh tình riêng đơn lẻ, nhỏ nhoi, trống vắng mênh mông.
e. Bố cục Qua Đèo Ngang
4 phần (Đề, thực, luận, kết)
+ Hai câu luận: bàn luận, nhận xét
+ Hai câu thực: miêu tả cụ thể cảnh và người
+ Hai câu đề: mở ý
+ 2 câu cuối: khép lại mạch ý bài thơ. Đó chính là nỗi lòng của Bà Huyện Thanh Quan.
g. Giá trị nội dung
Bài thơ Qua Đèo Ngang cho thấy cảnh tượng Đèo Ngang thoáng đãng mà heo hút, thấp thoáng có sự sống của con người nhưng còn hoang sơ, đồng thời, thể hiện nỗi nhớ nước, thương nhà, nỗi buồn thầm lặng, cô đơn của tác giả.
h. Giá trị nghệ thuật
– Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật
– Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình
– Sử dụng từ láy gợi hình gợi cảm và nghệ thuật đối lập, đảo ngữ
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung giải trí học tập và các kiến thức thú vị khác tại đây.