Tác giả Lý Thường Kiệt – Cuộc đời và sự nghiệp

Bài viết Tác giả  Lý Thường Kiệt - Cuộc đời và sự nghiệp giới thiệu đến bạn đọc những nét tiêu biểu về cuộc đời cũng như những thành tựu trong suốt quá trình sự nghiệp của nhà văn  Lý Thường Kiệt.

Tác giả Lý Thường Kiệt – Cuộc đời và sự nghiệp

Tác giả  Lý Thường Kiệt - Cuộc đời và sự nghiệp (ảnh 1)

1. Tiểu sử nhà văn Lý Thường Kiệt

Ngày sinh: 1019 – 1105

Quê quán: Ông vốn là người phường Thái Hòa của thành Thăng Long, theo Hoàng Xuân Hãn thì Thái Hòa cũng là tên một núi nhỏ ở phía Tây trong thành Thăng Long, bây giờ, ở phía nam đê Bách Thảo, gần chỗ rẽ xuống trường đua ngựa.

Gia đình:

Theo nhận xét của sách Đại Việt sử ký toàn thư, nhà của ông nối đời làm quan theo thức thế tập,tức là truyền chức này vĩnh viễn qua các đời, do đó có thể thấy gia đình của ông là một nhà quan lại có gốc gác bền vững. Từ nhỏ Lý Thường Kiệt đã tỏ ra là người có chí hướng và nghị lực, chăm học tập, rèn luyện cả văn lẫn võ, từng nghiên cứu về binh pháp.

Cũng do hai nguồn khác nhau, nên chức vụ cha của Lý Thường Kiệt cũng khác nhau. Sách Việt điện u linh tập cùng với [nguồn họ Ngô] đều ghi cha của Lý Thường Kiệt tên An Ngữ, và là một “Sùng ban Lang tướng”. Sách An Nam chí lược trong quan chế đời Lý có hai tên Sùng ban và Lang tướng, nhưng chính sách ấy chép hai tên này rời nhau. Có lẽ “Sùng ban Lang tướng” là “Lang tướng thuộc Sùng ban”, vì ngay trong sách Chí lược cũng có ghi một chức tên “Vũ nội Lang tướng”, nhưng không rõ hai chức vụ này có địa vị thế nào trong triều đình. Còn như [nguồn họ Quách] thì Lý Thường Kiệt là con của Quách Thịnh Ích, là một Thái úy, do đó vị thế có khác biệt.

Thời đại: Ông làm quan qua 3 triều Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông và đạt được nhiều thành tựu to lớn, khiến ông trở thành một trong hai danh tướng vĩ đại nhất nhà Lý, bên cạnh Lê Phụng Hiểu.

Cuộc đời: Từ nhỏ, Ông đã có chí hướng, ham đọc sách, say sưa nghiên cứu binh thư, luyện tập võ nghệ. Ông có tài văn, võ; Năm 23 tuổi được bổ nhiệm làm quan theo hầu vua Lý Thái Tông. Trải qua 3 triều vua: Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông, Ông có nhiều công lao trong việc chống Tống bình Chiêm, đóng góp xây dựng đất nước phồn vinh.

Năm 1061, các tù trưởng ở miền Thanh Hoá, Nghệ An nổi lên quấy rối, chống lại triều đình. Vua Lý Thánh Tông cử Ông giữ chức Kinh phòng sứ, sau một thời gian Ông đã đem lại trật tự yên vui cho miền này. Vua rất quý Ông và ban cho Quốc tính. Từ đó, Ông mang họ Lý. Lịch sử cũng đã lưu lại tư tưởng quân sự vô cùng táo bạo và thần tốc của Ông: “Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân ra trước để chặn mũi nhọn của giặc”. Ông đã chỉ huy quân đội nhanh chóng đánh chiếm hai Châu Khâm, Liêm, rồi hạ thành Ung Châu của giặc Tống, phá tan các vị trí tập kết quân và lương thảo chuẩn bị xâm lược nước ta.

Tháng 4 năm 1076 , Ông rút quân về lập phòng tuyến sông Cầu. Tại khúc sông Như Nguyệt thuộc phòng tuyến này, ở vào lúc gay go nhất, Ông đã làm một bài thơ bất hủ, cổ vũ tinh thần quyết chiến quyết thắng của quân dân ta. Bài thơ khẳng định quyền độc lập dân tộc tự chủ thiêng liêng của Tổ quốc. Bài thơ đã đi vào lịch sử của dân tộc ta như một bản tuyên ngôn độc lập thứ nhất :

“Nam quốc sơn hà Nam đế cư,
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư,
Như hà nghịch lỗ, lai xâm phạm,
Nhữ đẵng hành khan thủ bại hư”.

Năm 1164, nhà Tống thừa nhận nước ta là một nước riêng biệt.
Năm Ất Dậu 1105, Lý Thường Kiệt mất, Ông thọ 86 tuổi, đựoc truy tặng Kiểm hiệu Thái Uý Việt Quốc Công.

2. Về các tác phẩm tiêu biểu

2.1. Nam quốc sơn hà

Tác giả  Lý Thường Kiệt - Cuộc đời và sự nghiệp (ảnh 1)

a. Thể loại

Nam quốc sơn hà thuộc thể loại thơ thất ngôn tứ tuyệt đường luật.

b. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

Tương truyền trong giai đoạn sục sôi chiến đấu cùng giặc ngoại xâm, Lý Thường Kiệt đã sáng tác nên bài thơ này. Vào đêm khuya thanh vắng, ông đã ở trong đền thờ và cất giọng đọc bài thơ. Giọng hào hùng, hào khí chói lóa khiến quân giặc hoảng loạn. Về sau như lời bài thơ, quân và dân ta đã chiến thắng quân giặc.

c. Phương thức biểu đạt

Văn bản Nam quốc sơn hà có phương thức biểu đạt là biểu cảm

d. Tóm tắt Nam quốc sơn hà

Bài thơ là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc khẳng định chủ quyền đất nước. Sự khẳng định tuyệt đối cùng quyết tâm bảo vệ toàn vẹn chủ quyền trước những kẻ xâm lăng, cảnh báo bất cứ kẻ nào dám xâm phạm vào chủ quyền đều phải chuốc lấy thất bại. Chân lí về chủ quyền độc lập rất thuận lòng người, hợp ý trời của nước Nam đã được tác giả khẳng định bằng tất cả sức mạnh của lòng yêu nước, căm thù giặc.

e. Bố cục văn bản Nam quốc sơn hà

Bố Cục Bài Thơ Nam Quốc Sơn Hà được chia làm 2 phần như sau:

– Phần 1 (Hai câu đầu): Khẳng định chủ quyền lãnh thổ đã được phân định rõ ràng.

– Phần 2 (Hai câu cuối): Khẳng định sự quyết tâm chống lại kẻ thù.

g. Giá trị nội dung

– Văn bản thể hiện niềm tin về sức mạnh của chính nghĩa và được xem là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên. Khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước và nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù xâm lược.

– Tuy nhiên qua từng câu chữ, ta vẫn bắt gặp những dòng cảm xúc, tâm trạng của tác giả. Đó là 1 niềm tự hào, tự tin, nỗi tức giận.

h. Giá trị nghệ thuật

– Thể thơ ngắn gọn, súc tích.

– Hình thức văn nghị luận với lập luận chặt chẽ

– Lựa chọn ngôn ngữ, giọng hùng hồn, đanh thép, dõng dạc.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tại Giải Bài Tập. Mời các bạn cùng xem các nội dung giải trí học tập và các kiến thức thú vị khác tại đây.

Chia sẻ bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chuyển hướng trang web